Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Featured Posts

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Con gà và con hổ

Thỏ, hổ và gà có lần ở chung với nhau để hợp sức phát nương rẫy.
>>>xem thêm : Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em
                           Làm gì để phát triển bản thân

Ngày đầu tiên, thỏ và hổ đi cắt tranh, giao cho gà nhiệm vụ trông nhà và nấu ăn. Sau khi quét dọn trong nhà ngoài ngõ, gà nấu cơm. Cơm chín, gà bắc một nồi nước lên bếp. Nước sôi gà nhảy lên miệng nồi, đẻ vào nồi một quả trứng, rồi cất lên mấy tiếng "cục ta cục tác".

Trứng vừa chín thì thỏ và hổ cũng vừa về. Gà bắc trứng ra. Thỏ, hổ vừa mệt vừa đói nên ăn rất ngon miệng. Thỏ hỏi: "Chị gà ơi! Chị làm thế nào mà có món ăn thích khẩu thế?". Gà nói thực cho biết cung cách mình đã chế ra món ăn đó.

Sáng hôm sau, họ lại dậy sớm tiếp tục đi cắt tranh. Lần này hổ đi cùng gà, còn thỏ đến lượt ở nhà nấu ăn. Hổ còn dặn thỏ cố lo làm sao có bữa ăn ngon như gà đã làm hôm qua. Thỏ đáp: "Việc đó không khó, bác cứ tin ở tôi!".
Sau khi nấu cơm, thỏ cũng bắc một nồi nước sôi rồi cũng đứng lên thành bếp chìa đít vào nồi và rặn như kiểu gà đã dạy. Xong việc, thỏ hý hửng ra cửa đón hổ và gà về.

Bữa ăn hôm ấy, hổ đói bụng háu ăn, gắp ngay trước mấy miếng bỏ vào miệng. Nhưng chưa kịp nuốt thì hổ đã vội khạc nhổ rối rít và gầm lên đuổi đánh thỏ. Thỏ vùng chạy nhưng không kịp nữa, bị hổ tóm được đánh cho một trận mê tơi. Hổ dằn đầu thỏ xuống đất mấy lần làm thỏ toạc cả da miệng.

Sau lần bị đòn ấy thỏ giận hổ vô cùng, quyết nghĩ cách báo được thù mới hả. Mấy ngày sau, thỏ và hổ lại tiếp tục công việc Lúc này tranh cắt đem phơi đã khô, phải đánh đống lại đưa về lợp nhà.

Trong khi chưa biết làm thế nào để chuyển tranh về thì thỏ đã hiến kế bảo hổ: - "Trong ba ta, tôi thấy bác có sức khỏe hơn cả. Vậy bác hãy nằm xuống để tôi chất tranh lên lưng, dùng dây buộc chặt vào lưng rồi cứ thế bác chở về nhà, chừng một chuyến là xong tất cả".
>>>xem thêm : Sức khỏe mỗi ngày
Hổ nghe có lý, nằm ngay xuống cho thỏ chất cỏ tranh lên. Khi đã đầy lưng, thỏ lấy dây cột quàng mấy chục vòng xuống bụng, xuống cổ, quàng cả vào các chân của hổ,... Thế rồi thỏ nhảy lên, lấy đá đánh lửa đốt cho bén vào tranh rồi nhảy xuống chạy mất. Tranh khô được lửa, cháy rất thỏa thích.

Hổ vẫn vô tình lo làm xong công việc, đến khi lửa liếm xuống gần lưng, nóng quá, mới hoảng hồn, gầm lên, lăn lộn. Nhưng đống lửa vẫn dính chắc lấy lưng hổ vì dây cột nhiều và chặt quá. Hổ càng chạy, lửa càng như được quạt mạnh, bùng to lên.

Khi hổ giãy được khối lửa khỏi lưng thì da đã bị bỏng, lông đã bị cháy sém loang lổ. Hổ giận tràn hông bỏ đi tìm thò thì thỏ đã biến đi đâu mất.

Cũng vì thế mà ngày nay người ta nói nòi giống của thỏ và hổ còn mang những vết tích của cha ông chúng để lại: một loài bị xẻ môi trên; một loài lông vẫn còn những vết cháy sém.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Burning red

Một chiều mưa, ở một góc phố nhỏ cuối đường, người ta thấy một cô gái đang trú mưa nép mình dưới một mái hiên của một quán cà phê đã đóng cửa. Cô gái không có gì nổi bật, nhưng lại toát ra một vẻ dịu dàng, tưởng như bước chân ra ngoài thì bầu trời kia có thể ngưng trút nước mà toét miệng cười được. Cô gái đi Converse cao cổ, váy dài quá gối và chiếc sơ mi caro cùng tấm áo khoác ngoài. Phút chốc, cô lại sốt ruột nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn đến cái túi nhỏ đang xách trên tay. Cô đi đi lại lại, buộc đi buộc lại cái dây giày không bị tuột. Nửa tiếng sau, khi cơn mưa đã ngớt dần và những ánh nắng kì quái đang chọc xuống bất chấp màn mưa dày đặc, cô nhận được một cuộc gọi. Áp lên tai, cô chỉ nghe, không nói và lặng lẽ cúp máy. Chẳng ai biết cô cứ đứng đó làm gì, khi mưa đã ngớt hẳn. Chỉ biết rằng cô vẫn đứng đó, nhìn qua đồng hồ, dựa vào tường ngước nhìn lên trời, và mỉm cười đầy thanh thản.

1. Faster than the wind, passionate as sin

Lớp 12, tôi chuyển trường vì công việc của bố mẹ. Ngồi cùng bàn tôi là Duy. Cậu ấy rất đặc biệt. Duy ít nói, nhưng lại vô cùng nhiệt tình. Duy giỏi Tiếng Anh. Hồi mới vào, tôi rất thích ngắm những giờ ra chơi Duy ngồi một mình, đeo tai nghe và lẩm nhẩm một bài US-UK nào đó. Tôi bắt đầu làm quen với một vài bạn trong lớp, nhưng Duy thì tôi chưa nói nửa lời. Luôn có một rào cản ngăn cách giữa hai đứa cùng bàn như vậy. Tới ngày học thứ 3, khi tôi đang chết chán giữa một tiết trống, liếc sang Duy, cậu ấy đang nghe nhạc và làm bài tập Tiếng Anh chiều. Chẳng hiểu sao có cái gì đang thôi thúc tôi bắt chuyện với cậu ấy, và tôi đã làm thật:

- Này Duy.

Duy gỡ một bên tai nghe, nhìn sang tôi bằng ánh mắt như đang hỏi: "Cậu bảo gì thế?".

- Không, chỉ là mình muốn bắt chuyện với cậu một chút. Cậu đang nghe Red phải không?

- Red ấy à... Chuẩn rồi. - Duy cười- Sao cậu tinh thế?

- Nhìn cậu mấp máy lời bài hát là biết mà. Chắc là fan của Taylor hả?

- Cũng chẳng phải fan. Đôi lúc người ta thích một thứ gì đó đâu cần lí do.

- Ừ. Làm xong bài tập Anh chiều chưa, mình hỏi mấy câu...

Tôi lảng sang chuyện khác. Duy không đá bóng, không game như những thằng con trai khác, cậu ấy chỉ nghe nhạc thôi. Một thằng con trai luôn ngồi một mình và đắm chìm vào giai điệu, hẳn là đang chất chứa những suy nghĩ bộn bề mà cậu ấy không thể giải quyết được, cũng chẳng thể nói cho ai. Tôi chỉ đoán thế thôi, vì lớp ít biết về Duy; cậu ấy chỉ lặng lẽ như một cái bóng.

Nhưng tôi lại thấy đặc biệt thích Duy ở cái điểm đấy.

Một bữa, tôi làm xong sớm bài tập. Xỏ đôi Converse cổ cao kèm chiếc váy maxi dài, tôi dắt xe đi loanh quanh thành phố tìm một nơi nào đó mới lạ để ghé. Tới cuối con phố nhỏ, tôi bị thu hút bởi một quán cà phê. Không nhạc nhẽo ầm ĩ, không xa xỉ hào nhoáng, quán cà phê với màu nâu chủ đạo đẹp một cách tự nhiên và bình dị với chậu cây treo bên ngoài và góc check-in đáng yêu hết mức. Tôi dắt xe vào. Không gian bên trong thơm thoảng mùi gỗ, mùi cà phê bay lên, mùi matcha, mùi bánh ngọt. Đèn chùm bật vừa phải khiến người ta bị cuốn hút vào một dòng chảy gì đó mơ hồ. Tôi cầm thực đơn, gõ gõ nhè nhẹ lên mặt bàn và gọi một cốc Cà phê sữa. Hai phút sau, khi đang cắm cúi đọc một tờ báo đặt trên bàn, thì một người đi lại gần tôi đặt chiếc cốc Cà phê bên cạnh. Tôi không ngẩng đầu, vì trước mắt tôi là đôi giày quen thuộc, đôi giày tôi nhìn hàng ngày dưới gầm bàn, luôn ở cạnh đôi Converse của tôi.

- Duy?

Lúc ấy tôi mới ngẩng đầu lên.

- Sao nào? – Duy cười.

- Cậu làm ở đây hả?

- Quán của anh trai tớ thôi. – Duy nhún vai. - Ổn chứ? Tớ trang trí đấy.

- Hì, đẹp lắm. Đầu óc phết nhỉ. Thiếu mỗi bài hát nào đó nên được phát ra nhỏ nhỏ từ cái loa gắn tường. Thiếu nhạc là tớ không thấy Cà phê ngon đâu.

Duy cười quay vào, chưa đầy 30 giây sau, nhạc đã vang lên.

Red. Duy có vẻ thích bài này.

- Bài tủ của tớ đây, dù tớ không phải là Swiftie. Cậu có đồng ý không, mỗi lần nghe là trong cậu lại rạo rực một cảm xúc thật khó diễn tả. Một câu chuyện tình đầy cung bậc cảm xúc. Yêu say đắm, rồi vì lí do gì ấy cô ta lại không thể đến được với người yêu. Trớ trêu!

Duy có suy nghĩ giống tôi vậy. Tôi hỏi trong vô thức:

- Duy đã thích ai rồi à?

- Không. – Duy nói – Hoặc ít nhất là chưa.

Những ngày mưa thật dài sau đó, chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều hơn. Hai đứa làm bài tập chung, Duy thỉnh thoảng còn rủ tôi xuống canteen mua một vài thứ gì đó nhấm nháp giờ ra chơi , hai đứa đeo hai bên tai nghe, nhưng lúc nào cũng chỉ phát lặp lại một bài. Tôi đã nghiện Red cùng Duy, chẳng hiểu sao, khi Taylor không phải là idol của ai, nhưng bài hát thì luôn được cả hai yêu thích và có một cảm xúc đặc biệt với nó.

Rồi một ngày, tôi nhận ra, ngoài Red thì tôi còn có cảm xúc đặc biệt với Duy nữa. Cậu ấy bị cúm và nghỉ học. Bàn của tôi trở nên trống rỗng. Tôi thấy nhơ nhớ giai điệu luôn nghe bằng một bên tai, mà trên hết là nhớ cậu bạn đặc biệt ngồi bên cạnh. Con người ta vẫn thế, lúc có thì luôn coi là bình thường, nhưng mất đi rồi mới nhận ra nó ý nghĩa với ta biết bao nhiêu.

Tan học, tôi online và nhắn tin ngay cho Duy:

- Gì chứ, bao giờ mới đi học. Nghỉ mãi.

- Thế muốn tớ đi học để lây cúm hả? :D

- Không... Duy nghỉ tớ thấy thiêu thiếu gì ấy.

- Thôi, khỏi hẳn thì đi. Tớ không muốn Vy lây cúm đâu. Không hề.

Tôi chợt thấy ngạc nhiên chút. Trước giờ tôi chưa từng thấy Duy nói ra những câu như vậy. Tôi trả lời tin nhắn vu vơ mà lòng đang bộn bề. Thế này có gọi là thích cậu ấy không? Tôi tự hỏi.

Duy khỏi ốm và đi học. Trông cậu ấy có vẻ mệt mỏi nhưng nói chuyện nhiều hơn trước. Cậu ấy mang cho tôi một gói snack tự làm. Tôi khen ngon, và cậu ấy rủ, nếu chiều đến Star Coffee – tên quán ấy – cậu ấy sẽ dạy tôi làm. Chiều đúng hẹn, tôi bước ra khỏi nhà thì mưa to. Tôi lo lắng. Gọi điện cho Duy không nghe máy. Áo mưa mẹ tôi cầm đi làm từ sáng, ô thì không đủ che. Tôi đang loay hoay thì Huy xuất hiện trước mặt.

- Sao nào, tiểu thư ngại dính mưa hả?

- Không – tôi nhăn mặt – không có áo mưa thôi.

- Lên xe, tớ đèo.

Tôi như một con mèo ngoan ngoãn ngồi sau xe Duy. Duy đỗ lại trước quán, dẫn tôi vào gian bên trong. Tôi mỉm cười chào anh trai Duy và một vài nhân viên ở đây. Cậu ấy bắt đầu hướng dẫn tôi làm snack khoai tây, và khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi trút vào một cái đĩa lớn và mang ra nhấm nháp cùng nhau, sau khi cậu ấy mở lặp lại Red ở cái loa gắn tường. Tôi giờ mới có dịp ngắm Duy kĩ thế. Cậu ấy luôn giữ vẻ bình thản, với đôi mắt sâu hút dưới cặp kính cận.

- Cậu là người đầu tiên tớ dạy cho làm snack đó, vinh dự chưa?

- Rồi, vinh dự.

- Ngắn thế. Cậu không thể nói được cái gì dài dài hơn à. Vô cảm thế.

- Hầy, chứ biết nói gì hơn?

- Thế Vy – Duy nhìn tôi, nhìn thẳng vào mắt, khiến tôi bỡ ngỡ có chút sợ sệt – Cậu có thích buổi chiều nào đó mình lại đến đây và cùng nhau làm ít snack nữa không?

- Ờ, muốn chứ, nhưng sao lại ...

Chưa nói hết câu, Duy đứng thẳng lên, và nhìn tôi, hệt như ánh mắt khi Dương Dương hỏi Bối Vy Vy "Chúng ta không phải không có mối quan hệ ấy từ bao giờ thế?" vậy.

Duy cười dịu dàng:

- Phải làm sao để cậu hiểu ý tớ giờ nhỉ?

Tôi ngạc nhiên tròn mắt. Cơ thể tôi nhưng trào lên từng đợt rồi lặng đi. Ánh mắt tôi buông dần xuống. Đầu tôi như tê dại đi , tay tôi run run rất nhẹ, tim tôi như đập nhanh lên như đang thúc giục điều gì đó. Tôi mấp máy những lời vô nghĩa và thực sự tôi chẳng biết nói gì cả. Tôi thích Duy. Nhưng tôi chưa từng nghĩ đến việc Duy đáp lại như thế nào, yêu ghét ra sao, trong hoàn cảnh nào, hay tương lai sẽ đi đến đâu cả. Không hề. Và hôm nay Duy lại nói vậy, tôi nửa vui nửa ngờ ngợ.

Khi ấy, chiếc loa trên tường đang phát giai điệu đầy bùng cháy: "But loving him was red... Burning red..."

Tôi lại ngước ra ngoài nhìn trời mưa. Duy vẫn đứng đó kiên nhẫn nhìn mặt tôi đang đỏ bừng. Rồi rất nhanh, cậu ấy cầm lấy tay tôi, xiết chặt rồi lại thả lỏng.

Tôi biết mình phải làm gì rồi. Tôi đưa tay kia ra, và cả hai tay nắm lấy bàn tay Duy. Tôi bắt đầu khóc giữa quán cà phê đông người, nhưng không phải buồn. Khóc không phải là buồn, ngược lại chẳng hạn; khóc vì nhận ra mình đã có trong tay điều đáng trân trọng nhất, và nhất định mình phải giữ gìn nó.

2. Missing him was dark grey all alone

Những ngày tháng sau đó, chúng tôi ngập đầu trong bài vở ôn thi. Chúng tôi không thể dành nhiều thời gian bên nhau nữa, khi cả hai đang bận bịu như ca sĩ "chạy sô" vậy. Nhưng mỗi khi có thời gian rảnh, tôi lại ghé qua Star, uống với cậu ấy một cốc Cà phê sữa, mở Red cùng nghe, hoặc tình nguyện làm bồi bàn cho anh trai Duy. Anh trai Duy cũng hiền như cậu ấy, sau mỗi lần tôi ghé, anh đều gửi tặng tôi một cốc matcha uống liền hoặc một gói bánh nhỏ anh ấy tự làm. Star đông khách nhưng yên tĩnh, những ngày mẹ tôi đi làm xa, tôi thường mang sách vở đến quán cùng Duy học ôn thi. Những ngày tháng bên cậu ấy thật nhẹ nhàng, cùng nhau pha một cốc yogurt, cùng thử làm một loại pudding mới, hay cùng ôm bụng cười khi món snack cháy khét giòn tan. Chúng tôi không như những đôi khác, có giận hờn, cãi nhau, đòi chia tay rồi lại làm lành. Duy luôn biết cách nhường nhịn đối xử với tôi thật tốt, và may thay là chúng tôi chưa có chuyện gì để cãi nhau cả.

Các kì thi ngập đầu bề bộn đã xong. Tôi có thời gian rảnh toàn phần, và tôi dành hết thời gian để làm việc ở Star (có công hẳn hoi), đọc sách và trò chuyện cùng Duy. Cuộc đời thật bình yên khi cùng cậu ấy ôm con gấu bông to đùng, đọc chung một cuốn tiểu thuyết, đeo hai bên tai nghe bài Red – phải, chúng tôi vẫn nghiện Red. Mỏi mắt, chúng tôi có thể lăn vào bếp giúp mẹ tôi làm vài món ăn là lạ kiếm được ở trên mạng. Mẹ tôi rất quý Duy, mẹ bảo rằng Duy giống bố tôi hồi xưa, biết quan tâm và đọc được ý nghĩ của người khác. Chỉ tiếc bây giờ bố tôi đang ở một Thế giới khác, trước khi tôi chào đời. Biết chuyện đó, Duy thương mẹ tôi và cậu ấy rất chăm đến giúp đỡ mẹ.

Thu sang, tôi nhập học ở một trường Đại học tôi từng mơ. Duy cũng nhận được giấy báo từ trường cậu ấy đăng kí. Nhưng Duy có vẻ khác. Lần cuối gặp Duy, Duy có vẻ buồn và ít nói. Chẳng hiểu sao Duy không đến nhà tôi nữa, Star thì đóng cửa, Facebook cậu ấy luôn offline, gọi điện cho cả Duy và anh trai, không ai bắt máy. Tôi thấy lo. Có thể Duy về nhà – nhà cậu ấy ở khá xa – nhưng dù gì cậu ấy cũng phải nghe điện thoại tôi chứ. Tôi chạy đi khắp thành phố, tới những nơi chúng tôi từng đến, nhưng không, bặt vô âm tín. Bạn bè chẳng ai biết, mẹ tôi cũng tìm, nhưng vô vọng. Tôi bắt đầu khóc. Lo lắng. Hoang mang. Sợ hãi. Hình ảnh Duy chập chờn trong mơ và òa vào thổn thức. Tôi như người vô thức. Bầu trời với tôi luôn phủ một màu xám xịt và cô độc. Đi qua những góc phố đầy kỉ niệm, tôi chỉ biết dựa người vào mà khóc. Một người mình yêu thương bỗng nhiên biến mất như một cơn mơ vừa bị đánh thức, tôi nghĩ chuyện này chỉ có trong phim thôi mà...

3. But loving him was red

Tôi ngồi trong Star Coffee. Cửa ngoài đã đóng, không còn một khách nào cả. Bốn người ngồi xung quanh chiếc bàn gỗ. Bố, mẹ, anh trai và tôi. Tôi đang cúi gằm mặt và ngổn ngang những nước mắt. Trước mắt tôi là hai con đường. Một Mỹ, một Việt Nam. Từ hồi đầu lớp 12, bố mẹ tôi đã đặt vé máy bay cho tôi sang đó du học. Tôi thực sự rất thích, Tiếng Anh của tôi ổn, bố mẹ tôi lại định cư ở đó vài năm rồi. Đột ngột không hẹn trước, Vy bước vào cuộc đời của tôi. Như ngôn tình Trung Quốc vậy đó, tôi thích Vy từ cái nhìn đầu tiên. Cậu ấy xinh một cách thông thái và tinh khôi. Tôi đã can đảm bày tỏ, và tôi may mắn được đáp lại. Sau buổi chiều đó, tôi đã gọi điện bảo bố mẹ xin hủy vé máy bay, để tôi được học nốt cấp 3 ở đây. Bố mẹ tôi đồng ý, còn tôi thì bắt đầu hoang mang. Tới lúc hết lớp 12 tôi phải xa Vy sao? Và thời điểm ấy đã đến. Tôi đã chần chừ cả mùa hè, và năm học mới bắt đầu khiến tôi không thể chậm trễ. Tôi không muốn bỏ Vy ở đây. Bố mẹ tôi biết chuyện Vy, nhưng điều đó không đủ sức ngăn cản họ. Tôi đành theo cả nhà sang Mỹ, không kịp báo với Vy một câu. Hẳn bây giờ cô ấy đang buồn lo lắm.

Tôi không dám gọi cho Vy, vì sợ cô ấy bị sốc. Qua một vài bạn bè, tôi biết Vy đã đỡ buồn, vì cô ấy đã biết được tôi sang Mỹ, nhưng tôi sợ Vy còn giận tôi không thèm báo cho một tiếng. Nhưng không sao, Mỹ có một mùa đông lạnh giá đầy khắc nghiệt, và học sinh được nghỉ. Tôi có thể về thăm Vy.

Rồi mùa đông tới...

4. Comes back to me in burning red

Cô gái lại nhìn đồng hồ, cúi xuống buộc dây giày lần thứ bao nhiêu không biết. Cô đi đi lại lại bên mái hiên, ngước nhìn tấm biển "Star Coffee" phủ bụi, miệng mỉm cười hiền. Một chiếc taxi đỗ xịch sau lưng, và một chàng trai bước xuống. Cô gái quay phắt lại. Chàng trai cúi xuống im lặng. Cô gái rưng rưng nước mắt. Họ ngẩng lên nhìn nhau. Họ lại gần, cảm giác ấm áp thân thương lại mơn man khắp da thịt. Cả hai bật khóc. Họ ôm chầm lấy nhau như chẳng bao giờ muốn rời. Không trao nhau nụ hôn ngọt dưới mái hiên bên chiều mưa như ngôn tình, nhưng bao yêu thương như gửi trao không lời. Cô gái đưa cho chàng trai chiếc túi nhỏ. Không ai biết bên trong có gì, một cốc Cà phê sữa, một gói Snack tự làm hay bất cứ cái gì đi nữa, nhưng tất cả người ta nhìn thấy là họ nắm tay nhau, đi qua con đường nhỏ và quen thuộc ấy.

Và cô gái cùng chàng trai tin rằng, chỉ cần bàn tay ấy còn nắm chặt thôi, thì bất cứ con đường nào, họ vẫn có đủ niềm tin và một hậu phương vững chắc để vượt qua.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Sự tích cây chổi

Ngày trước ở trên cung đình của nhà trời có người đàn bà rất khéo tay, bà nấu ăn rất ngon. Những thứ bánh trái mà bà chế ra đều là tuyệt phẩm cả, chỉ cần nếm qua những món ăn ấy là lại không cách nào quên được hương vị của nó. Vì thế bà được Ngọc Hoàng thượng đế giao cho trách nhiệm trông nom toàn bộ chuyện nấu nướng ở thiên trù.

Tuy nhiên thì bà lại có tật ăn vụng, cũng rất tham lam nữa. Lệ của nhà trời đã quy định rất rõ ràng, người hầu kẻ hạ có thức ăn riêng, không bao giờ được phép đụng chạm tí gì tới ngự thiện, kể cả đó là đồ mà Ngọc Hoàng bỏ thừa. Nhưng mà những luật lệ ấy cũng không thể nào mà ngăn cản được những người thèm khát và đã nổi lòng tham. Vì thế người đàn bà kia vẫn luôn tìm mọi cách làm kho thức ăn nhà trời dần hao hụt.


Bà ta tuy tuổi cũng đã quá xuân rồi nhưng lại rất yêu lão chăn ngựa của thiên đình. Mà đời sống thường ngày của đám người chăn ngựa ở cõi trời chẳng khác chi dưới cõi đất cả, đều rất cực khổ và khó khăn. Mà người đàn ông ấy lại rất thích rượu, kể từ khi ông ta gặp được người đàn bà kia thì lại thêm thói thèm đồ ăn ngon.

Người đàn bà say mê lão chăn ngựa tưởng chừng như chẳng còn gì hơn cả. Mỗi khi mà thấy ông ta thèm đồ ăn hay đồ uống nhà trời thì bà ta chẳng ngần ngại điều gì. Đã không biết bao nhiêu lần bà đánh cắp thịt rượu ở thiên trù để giấu mang cho ông ta ăn. Cũng có không ít lần bà đem ông ta tới kho rượu nhà trời để mặc cho ông uống say bí tỉ.

Vào một ngày kia, hôm ấy Ngọc Hoàng mở tiệc lớn để chiêu đãi quần thần trên thiên đình. Bà cùng với các bạn cùng nấu bếp với mình phải làm việc tất bật. Bởi vì chỉ chập tối là tất cả món ăn đều phải được chuẩn bị đầy đủ rồi. Để cho khi ánh nguyệt đêm rằm chiếu sáng thì mọi người có thể bắt đầu nhập tiệc.

Tuy nhiên, vào giữa lúc mà cỗ đang được dọn lên mâm, ở đằng xa kia bà lại nghe được tiếng của lão chăn ngựa đang hát. Biết là ông đến tìm mình nên bà lại lật đật chạy ra đón, sau đó bà đưa ông giấu vào trong một góc chạn. Bà ta đem đến mấy chén rượu cho ông ta, đó là thứ rượu ngon nhất thiên tào, sau đó lại phải đi ra để làm cho xong mẻ bánh hạnh nhân đang làm dở.

Bởi vì lão chăn ngựa vừa cho đàn ngựa đến bến sông tắm về. Khi bưng bát cơm hẩm của mình thì ông ta lại sực nhớ tới những thứ rượu thịt giờ đang ê chề trong thiên trù, vì thế nên mới vội vã lần mò đến. Ở trong góc chạn tối tăm, ông uống ừng ực liền mấy chén rượu và lấy làm khoan khoái lắm. Những chén rượu này quả là tuyệt hảo, hơi men thấm vào khiến ông ta choáng váng. Đột nhiên ông ta lại thèm thứ gì để mà đưa cay. Mà trên giá mâm để ngay gần đó, những thứ mỹ vị cứ đưa hương thơm phức tới chỗ ông. Đang cơn đói, lại trong bóng tối, ông ta liền lật lồng bàn lên rồi bốc lấy bốc để, chẳng kiêng dè gì nữa.

Đến khi lính hầu đem những mâm ngự thiện ấy trình lên bàn tiệc thì món nào đều như có người đã nếm qua từ trước vậy. Ngọc Hoàng trông thấy thì nổi cơn thịnh nộ, và tiếng quát mắng của Người khiến cho tất cả đều hết sức sợ hãi. Sự giận dữ của Ngọc Hoàng đã khiến cho bữa tiệc đang vui vẻ cũng phải ảm đạm. Không còn cách nào khác, người đàn bà nấu bếp đành phải cúi đầu mà nhận tội.

Vì đây là tội nặng nhất trên thiên đình nên cả hai người bị Ngọc Hoàng thượng đế đày xuống nơi trần gian làm những chiếc chổi quét nhà, cả năm phải làm việc không nghỉ tay, còn phải tìm thức ăn ở trong đống rác rưởi vô cùng dơ bẩn ở nơi trần gian kia.

Một thời gian rất lâu sau đó, vì thấy phạm nhân kêu than rằng suốt năm suốt tháng đều phải làm khổ sai không ngơi không nghỉ. Ngọc Hoàng thượng đế vì thương tình nên cho phép bọn họ được nghỉ ngơi ba ngày trong một năm. Mà ba ngày ấy chính là ba ngày diễn ra Tết Nguyên đán, bởi vậy nên con người mới có tục lệ là kiêng quét nhà quét cửa trong ngày Tết.

Hơn nữa trong dân gian còn có câu đố như sau: “Trong nhà có bà hay la liếm”, chính là mô tả về thần tình và động tác khi dùng chổi quét nhà, tuy nhiên thì trong đó cũng có ngụ ý nhắc lại sự tích về cái chổi.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Đọc truyện cổ tích - Sọ Dừa

Truyện cổ tích Việt Nam Sọ Dừa nói về một cậu bé sinh ra đã có bộ dạng xấu xí nhưng có đức tính hiền lành tốt bụng.

Với tài năng và sự thông mình của mình cậu đã cưới được người vợ đảm sau bao nhiêu gian khổ cuối cùng kẻ xấu đã bị trừng phạt và người tốt ở hiền sẽ gặp lành. Mời các bé đọc truyện cổ tích Sọ Dừa để có bài học bổ ích nhé.


Ngày xửa ngày xưa, có một cặp vợ chồng nghèo đã đi ở cho một nhà phú ông rất giàu có từ khi còn rất trẻ. Họ rất hiền lành và chăm chỉ nhưng đã ngoài 50 tuổi rồi mà chưa có một đứa con. Một hôm, thời tiết nắng nóng khó chịu, bà vợ vào rừng nhặt củi khát khô cả cổ mà không tìm thấy một giọt nước để uống. Không chịu nổi bà đã liều mình uống chút nước ở trong cái sọ đặt ở dưới gốc cây to trong rừng. Một điều vô cùng lạ, khi uống nước ở sọ đó thì bà cảm thấy vô cùng sảng khoái và mát tận tới ruột gan. Sau đó trở về nhà bà đã có thai nhưng chỉ một thời gian sau người chồng đã qua đời. Bà hạ sinh một đứa con hết sức lạ lùng, đứa bé không có tay chân, nó tròn vo như cái sọ dừa. Bà buồn lắm toan định mang đi chôn sống thì đứa bé cất tiếng gọi:

– Mẹ ơi! Con là con của mẹ. Mẹ lỡ bỏ con đi thì con tủi thân lắm!

Bà cảm động và hối hận quyết định để lại nuôi và đặt tên con là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa chỉ lăn lông lốc. Bà rất buồn lòng. Sọ Dừa thương mẹ bèn xin mẹ cho đến nhà phú ông chăn bò.

Lúc đầu phú ông còn ngần ngại nhưng sau khi suy nghĩ đã quyết định đồng ý cho Sọ Dừa ở lại làm việc.

Chẳng ngờ đâu, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi bò con nào con nấy no căng. Phú ông càng thêm mừng.

Ngày mùa đến, tôi tớ đều bận đi làm đồng, phú ông đành sai ba cô con gái yêu quý thay nhau mang cơm cho cậu.

Một hôm đến đúng phiên cô con út mang cơm. Vừa tới chân núi, cô đã thấy một chàng trai rất tuấn tú và khôi ngô đang thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Biết Sọ Dừa không phải là người bình thường, cô út đem lòng thương chộm nhớ Sọ Dừa.

Một hôm, Sọ Dừa đến tuổi lấy vợ bèn về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông. Bà vô cùng bất ngờ với yêu cầu của con, nhưng vì Sọ Dừa năn nỉ mãi, bà đã chiều lòng.

Bà mang cau đến dạm, phú ông bĩu môi cười khẩy mỉa mai rồi thách cưới bằng rất nhiều sính lễ, nào là: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm.

Lão phú ông chẳng ngờ, đến đúng ngày hẹn mang lễ cưới Sọ Dừa và mẹ mang đầy đủ sinh lễ làm lão hoa cả mắt bèn gọi ba cô con gái ra để hỏi ý.

Hai cô chị Cả và chị Hai bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí không xứng, chỉ có cô Út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Đến ngày hỷ sự, tiệc tùng linh đình, không ai nhìn thấy Sọ Dừa đâu cả mà chỉ thấy một chú rể tuấn tú, khôi ngô đứng cạnh cô Út.

Tất cả mọi người thấy vậy đều vô cùng vui mừng riêng chỉ có hai cô chị là đố kị và ghen tức.

Cuộc sống của hai vợ chồng rất hạnh phúc. Sợ Dừa ngày đêm dùi mài kinh sử đèn sách sau đó đã thi đỗ Trạng Nguyên.

Được vua sai đi sứ, trước khi đi chàng đã dặn dò vợ kĩ càng và đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng và dặn luôn mang theo bên mình để hộ thân.

Ghen tị với cô em, hai cô chị nảy sinh ý đồ hãm hại em để thay làm bà Trạng.

Một hôm, hai cô chị đã lừa cô Út đi chèo thuyền rồi lừa đẩy thuyền cô Út ra xa, giấu hết bơi chèo. Thuyền chìm, cô Út bị cá kình nuốt chửng.

Nhớ lời chồng dặn cô đã luôn mang theo những thứ chồng đưa cho. Nhờ có con dao của chồng cô Út đã thoát chết và dạt tới một hòn đảo. Cô dùng dao rạch bụng cá chui ra. Lấy đá đánh lấy lửa nướng thịt cá để ăn dần.

Hai quả trứng gà nở thành một đôi gà đẹp, một trống một mái làm bạn cùng cô. Vào một ngày đẹp trời, có chiếc thuyền lớn đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy vang.

May sao chiếc thuyền đó chính là thuyền của Sọ Dừa, vợ chồng đoàn tụ mừng vui khôn tả. Sọ Dừa liền đón vợ trở về nhà.

Về tới nhà, quan trạng tổ chức tiệc linh đình, nhưng lại không để vợ ra mặt. Hai cô chị không biết là cô Út đã trở về khấp khởi mừng thầm, thay nhau kể chuyện cô Út gặp nạn tỏ ra đau xót.

Sọ Dừa không nói gì, tiệc tùng xong cậu mới gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy em Út xấu hổ quá đành bỏ ra về mà không nói một câu từ đó bỏ đi biệt xứ.

Trên đây là câu truyện cổ tích Sọ Dừa hi vọng các em khi đọc sẽ rút ra những bài học sâu sắc và bổ ích cho chính mình.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Gửi các anh chồng đang nằm khểnh đợi vợ "dâng" cơm

Chả biết từ thời nào, quan niệm căn bếp là "giang sơn" của riêng đàn bà đã trở thành tiên đề không cần nhà khoa học nào chứng minh. Cũng chính vì thế nên nhiều thế hệ phụ nữ đã khổ sở, lúc nào cũng phải oằn mình, vắt kiệt sức lực với bếp núc, với việc nhà, vỡi những bữa ăn cho cả gia đình nhiều khi rất đông người.

Có thể được nấu ăn cho những người mình yêu thương là điều nên lấy làm hạnh phúc. Nhưng nấu nướng trong tình trạng cả ngày đi làm mệt mỏi rụng rời chân tay, phụ nữ nông thôn thì nhễ nhại mồ hôi với công việc đồng áng, phụ nữ thành thị thì đau đầu nhức óc với công việc văn phòng, mối quan hệ sếp và đồng nghiệp phần nhiều đều phức tạp, thử hỏi ai còn thấy vui cho nổi? Chưa nói tới vất vả mấy tiếng trong bếp nấu đầy mâm thức ăn cho cả nhà, chỉ nghĩ đến việc nhiều khi nhận lại cả một lô lời chê bai và bĩu môi dè bỉu về trình độ nấu nướng là đã thấy muốn bỏ cuộc!


Các đấng nam nhi hay gật gù với nhau: “Cơm Tàu, vợ Nhật”. Cơm tàu thì thôi mạn phép không bàn tới, nhưng các anh có biết, để người phụ nữ Nhật chăm sóc chồng con, việc nhà chu đáo như thế thì đàn ông Nhật họ thế nào không? Vâng, họ đi làm nuôi sống cả gia đình, và người vợ của họ chỉ ở nhà không màng chuyện kinh tế. Đó là sự phân công công việc trong gia đình ở xã hội nước người ta, không thể nói tốt hay không tốt, nhưng rõ ràng có sự công bằng. Thế mà, ở xứ ta, các anh đi làm còn vợ ở nhà chăm con, thì thể nào cũng bị mắng là ăn bám, là vô dụng, rồi hơi tí các anh dài giọng kêu: “Có mỗi việc ở nhà trông con mà cũng không xong”. Đấy, thử hỏi công bằng và đạo lí ở đâu ra?

Mới đây, những bức ảnh chụp cánh đàn ông ngồi xếp hàng buôn chuyện với nhau, khểnh chân đợi cơm tối vợ nấu trong một cuộc triển lãm ảnh đã gây xôn xao dư luận. Ôi dào, thực ra đến trước khi vị nhiếp ảnh gia kia chụp được đám hình ảnh ấy, cái sự thực đó đã và vẫn đang diễn ra hàng ngày ở vô số gia đình rồi ấy chứ. Nghĩ mà thấy ám ảnh!

Nói thật, xem ảnh các đức ông chồng ngồi dài đợi cơm mà thấy chẳng khác gì xem bức tranh biếm họa. Vợ và chồng đều tất bật đi làm cả ngày, thậm chí ở nhiều gia đình, lương vợ còn cao hơn lương chồng. Mà phụ nữ trời sinh vốn sức mỏng, chân yếu tay mềm hơn cánh đàn ông vai u thịt bắp, sức dài vai rộng. Ấy thế mà việc chăm con và tề gia nội trợ vẫn đổ hết lên đầu vợ. Thật là vô lí hết sức!
Thời này là thế kỉ 21 rồi các anh ạ chứ chẳng còn ở chế độ phong kiến nữa đâu. Các anh cũng ra xã hội, va chạm, giao lưu chán chê rồi, có khi mở miệng ra là “lady first”, Mấy hành động như mở cửa, kéo ghế cho nữ đồng nghiệp, các anh còn làm nhanh nhoay nhoáy ấy chứ. Nhưng về nhà lại vô tình quên đi những điều ấy đối với vợ mình, mà không, chắc là cố tình quên đi. Hẳn các anh nghĩ “chây” được lúc nào hay lúc đấy, bao năm vợ mình chấp nhận như thế rồi, cần gì mình thay đổi nữa.

Các anh chả thèm làm việc nhà vì xưa nay chưa thấy vợ nào đòi ly hôn chồng vì chồng không làm việc nhà cả. Nhưng chỉ cần cô ấy cả tuần nấu được 2 bữa cơm tối ở nhà, còn lại toàn bỏ đói bắt các anh tự ra quán ăn thì đảm bảo sẽ dọa bỏ vợ ngay. Vậy nếu cánh phụ nữ chẳng thèm hi sinh nữa, cũng cùn lên, rồi bất cần giống các anh, thì gia đình sẽ ra sao?

Phụ nữ, không phải họ không thể phản kháng, không phải họ không dám vùng lên, mà đơn giản là vì họ nghĩ cho sự yên bình của gia đình, nghĩ cho con cái, nên mới cam tâm nhận phần thua thiệt về mình. Các đức ông chồng chỉ thích động vào công to việc lớn, khinh thường mấy thứ tủn mủn, các anh có hiểu những điều ấy không?

Thiết nghĩ, nếu các anh muốn cơm lành canh ngọt, đi làm về cả nhà ấm cúng quây quần, thì hãy cùng vợ vào bếp đi! Hãy san sẻ công việc nhà với vợ sau khi cả hsi đều mệt nhọc với những căng thẳng, bon chen ngoài xã hội, vừa để vợ đỡ vất vả, vừa tăng thêm tình cảm gắn bó khăng khít vợ chồng. Đảm bảo, sau đó chắc chắn vợ các anh sẽ yêu các anh nhiều hơn gấp bội, sẽ nhất mực tự hào về người chồng chăm chỉ, tâm lí và thương vợ của mình. Cho đi một điều nhỏ nhặt thừa sức thực hiện, để đổi về một kết quả lớn lao như thế, quá xứng đáng và quá sung sướng đi ấy chứ!

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Vợ cao tay giúp chồng tỉnh cơn say nắng - Truyện ngắn

Kỷ niệm 16 năm ngày cưới, tôi tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ ở nhà hàng, mời một số người thân chung vui. Tôi tạo thêm bất ngờ cho vợ bằng một món quà xinh xinh.

Bà xã tôi có vẻ hạnh phúc lắm. Mấy người thân trong gia đình bình luận: “Cha này năm nay sao sến đột xuất vậy? Mấy năm trước đâu thấy chả nịnh vợ đâu…”. Họ nói vậy cũng phải, từ trước đến giờ tôi chả bao giờ quan tâm đến mấy vụ sinh nhật vợ hay kỷ niệm ngày cưới. Nhưng từ năm nay trở đi, tôi nhủ lòng phải thay đổi. Không chỉ riêng chuyện sinh nhật hay kỷ niệm ngày cưới mà cả mọi mặt trong đời sống gia đình, tôi phải chăm sóc, phải thương yêu vợ mình nhiều hơn. Lý do thì chỉ có tôi và vợ biết…


Tôi mang ơn, thậm chí là mắc nợ bà xã tôi nhiều lắm. Tôi đã phạm phải một sai lầm tưởng có thể làm tôi tiêu tan cả danh dự, sự nghiệp. Nó đem lại cho vợ tôi bao nhiêu nỗi đau, hờn tủi… Đáng lẽ cô ấy phải ghét, phải hận tôi, thậm chí tìm cách trả thù. Nhưng, cô ấy đã giúp tôi qua cơn hoạn nạn, và dang tay đón tôi quay về mái ấm gia đình.

Lúc chưa lấy vợ, tính tôi đào hoa bay bướm, bồ bịch cũng nhiều. Lập gia đình, tôi tu tỉnh lại, không dám dấn sâu vào mấy chuyện phiêu lưu tình ái nữa. Tuy nhiên, cái tật thấy cô nào xinh xinh là mồm năm miệng mười thì tôi vẫn không bỏ được. Hơn một năm trước, tôi được cơ quan cử đi học lớp nâng cao nghiệp vụ. Ở đó, tôi gặp Hương. Hương thua tôi ba tuổi, cũng đã lập gia đình, có một con trai năm tuổi. Lúc đầu, tôi nghĩ là chỉ chọc ghẹo vài câu cho vui. Nhưng rồi những buổi học chung, những lần mượn nhờ tập vở, mời nhau một ly nước sau giờ học…, tôi và Hương dần thân thiết.

Khi lớp học kết thúc cũng là lúc chúng tôi bắt đầu mối quan hệ vụng trộm. Tôi và Hương ngầm hiểu và thỏa thuận với nhau, xem đây là một niềm vui ngoài luồng chứ không muốn ảnh hưởng đến gia đình hai bên. Chúng tôi thỉnh thoảng hẹn nhau cà phê, tranh thủ gặp nhau vào giờ nghỉ trưa. Chuyện tưởng cứ vậy là êm, tôi vui vẻ và hài lòng với những cảm xúc thú vị của việc “ăn vụng”, thậm chí còn tự hào vì mình hay, mình giỏi, có bồ mà gia đình vẫn êm ấm, vợ không mảy may nghi ngờ.

Nhưng “giấy không gói được lửa”, chẳng hiểu sao mà chồng Hương phát hiện sự việc. Anh ta nổi điên lên. Hương bị chồng đánh đến gãy cả răng, phải ôm con bỏ về nhà mẹ lánh nạn. Đánh vợ chưa đủ, anh ta tìm mọi cách để trả thù tôi. Anh ta tìm hiểu mọi thông tin về tôi, từ địa chỉ nhà, cơ quan làm việc đến gia đình. Rồi anh ta hẹn gặp vợ tôi. Trong cuộc gặp, anh ta kể rõ mọi chuyện, đề nghị vợ tôi tham gia một kế hoạch trả thù hai kẻ ngoại tình.

Vợ tôi từ chối thẳng thừng lời đề nghị của chồng Hương: “Tôi sẽ không bao giờ làm điều gì tổn hại đến chồng tôi”. Rồi vợ tôi về, kể lại mọi chuyện với tôi, không gây gổ, không giận dỗi, không ghen tuông, cũng không trách móc, chỉ nhẹ nhàng bảo: “Em tin những chuyện anh ta kể về mối quan hệ giữa anh và vợ anh ta là thật. Nhưng em biết tính anh, em nghĩ đối với anh đây chỉ là một cuộc chơi qua đường. Anh vẫn dành tình yêu cho em, cho con, cho gia đình mình. Em rất buồn, rất đau khổ, nhưng em sẽ không bao giờ nhắc lại chuyện này nữa, với một điều kiện duy nhất là anh đừng bao giờ để chuyện này tái diễn. Anh có hứa với em không?”. Trước sự rộng lượng như vậy, tôi xấu hổ, cam kết chấm dứt hoàn toàn quan hệ với Hương.

Nhưng chồng của Hương không dừng tay. Anh ta làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan tôi. Rồi anh ta kéo cả gia đình đến gây ồn ào nơi tôi làm việc. Lúc ấy, tôi đang chuẩn bị được đề bạt lên trưởng phòng, sự xuất hiện của anh ta làm mọi thứ đảo lộn. Vợ tôi đã tìm gặp sếp của tôi. Nàng đã bảo vệ tôi bằng khẳng định: “Với tư cách là vợ, tôi tin chồng tôi không ngoại tình. Xin mọi người suy xét cho kỹ, đừng làm tổn hại danh dự chồng tôi…”. Nhờ vợ tôi ra mặt, tôi thoát nạn.

Sau lần ấy đến nay, vợ tôi giữ đúng lời, không bao giờ nhắc lại chuyện cũ. Nàng vẫn chăm sóc tôi, vẫn lo lắng cho gia đình như chưa hề xảy ra chuyện gì. Phần tôi, tự bản thân thấy vô cùng có lỗi với vợ, hổ thẹn hơn trước cách xử sự cao đẹp của cô ấy. Tôi thay đổi hẳn, toàn tâm toàn ý với vợ con, để xứng đáng với sự bao dung của bà xã tôi - người vợ tuyệt vời.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Chân ngắn sao phải xoắn - Truyện ngắn

Có lẽ tôi không phải người hợp gu của cậu. Một con bé lùn sẵn sàng xách ba lô và đi, một con bé chân ngắn mê tít những cuốn truyện tranh Conan và những vụ án kinh điển, một con bé bốn mắt luôn luôn thích mặc những bộ quần áo quái gở. Không phải mẫu người dịu dàng và điềm tĩnh, như Thu.

***


Tôi thường xuyên gặp lại Khánh sau buổi chia tay ở Roma Coffee. Trên hành lang, khi cậu ấy ôm một tập giấy kiểm tra và trò chuyện gì đó với cô bạn lớp trưởng, trong căng-tin, khi cậu ngồi một mình cùng lon coca, thỉnh thoảng đeo tai nghe, thỉnh thoảng lại lẩm nhẩm đọc bài. Đôi khi trong thư viện, như bây giờ. Khánh ngồi cùng một cô bạn có mái tóc dài đen nhánh buông xõa và cặp kính viền đen dễ thương, cô bạn đi cùng cậu ấy vài ngày nay. Đôi lúc họ dời mắt khỏi trang sách, nói với nhau vài ba câu, có lẽ là thảo luận một vấn đề nào đó, lại có lúc họ chỉ nhìn nhau, khi hai ánh mắt gặp nhau giữa không trung, môi họ lại vẽ một nụ cười thật tươi.

Tôi cứ ngơ ngẩn nhìn Khánh và Thu đến nỗi quên bẫng cả cuốn sách đang mở trước mặt. Những hình ảnh xưa cũ ngọt như viên kẹo tẩm đường lần lượt nối nhau trượt qua óc tôi. Đó là những ngày cận kề ngày thi, Khánh ngồi trong thư viện cẩn thận chỉ cho tôi lỗi sai trong cấu trúc tiếng Anh, vài công thức hóa học hóc búa hay một phép toán khó nhằn. Khi rảnh rỗi, cậu ấy sẽ ngồi thật chăm chú vào cuốn sách mình đang đọc, tai đeo headphone kín mít. Tôi thích ngồi bên cạnh ngắm nhìn gương mặt nghiêng nghiêng của cậu ấy, thích nhìn bộ dạng nghiêm túc của cậu trong lúc đọc sách, học bài. Khánh là một người khá trầm lặng, cậu ấy luôn chìm đắm trong thế giới riêng của mình, thế giới của những con số, những thí nghiệm vật lí, hóa học lằng nhằng. Ở bên Khánh, tôi cảm thấy tin tưởng và an toàn. Nhưng có lẽ cậu ấy không cảm thấy như thế khi ở bên tôi. Có lẽ tôi không phải người hợp gu của cậu. Một con bé lùn sẵn sàng xách ba lô và đi, một con bé chân ngắn mê tít những cuốn truyện tranh Conan và những vụ án kinh điển, một con bé bốn mắt luôn luôn thích mặc những bộ quần áo quái gở. Không phải mẫu người dịu dàng và điềm tĩnh, như Thu.

Tôi rầu rĩ đứng lên và chậm rãi sải những bước ra ngoài cửa, trong đầu vẫn chứa chất những ưu tư về Khánh. Một người đối diện va vào vai phải của tôi. Cú va khá mạnh, những cuốn sách dày trong tay người đó thi nhau rơi xuống đất tạo thành một cảnh tượng hỗn độn. Hầu hết những người đang ngồi trong thư viện đều nhìn về phía chúng tôi. Cảm nhận được ánh mắt của Khánh đang chiếu về mình, tôi vội vàng ngồi thụp xuống đất, hai tay luống cuống thu dọn những cuốn sách. Trong lồng ngực, trái tim nhỏ bé đập liên hồi như trống trận.

Cho đến khi biết chắc không còn một ai nhìn, tôi mới từ từ đứng dậy và trả lại cho người đối diện những cuốn sách rất dày một cách khá vất vả. Cậu bạn đó trông gầy còm nhom và khá là cao, vì chiều cao thấp một cách đáng thương nên tôi chỉ đứng ngang ngực cậu ta. Mái tóc nâu bù xù đến kì dị cùng một chiếc quần bò rách ngang gối, tôi nhận ngay ra Phước. Hồi hội diễn văn nghệ năm ngoái, Phước hát bài "Tạm biệt nhé" của Lynk Lee, giọng cậu rất dày và mượt. Thậm chí có vài anh chị lớp mười hai đã khóc khi bài hát của cậu kết thúc. Phước bỗng dưng trở thành một điểm thu hút của cả khối mười, và bây giờ điểm thu hút ấy đang ở ngay trước mặt tôi.

Phước giơ tay đỡ lấy chồng sách, nhoẻn một nụ cười rất đẹp, hỏi:

- Xin lỗi cậu nhé. Này Vân, cậu học bên chuyên Sử, phải không nhỉ?

- Ơ, đúng rồi. Sao cậu biết? - Tôi ngẩn người nhìn cậu bạn.

Phước chỉ tay vào phù hiệu của tôi rồi bảo:

- Mình là Phước, lớp Hóa. Nếu chiều cậu rảnh, tớ mời cậu bánh ngọt, ở Nguyễn Du, ba rưỡi. Coi như xin lỗi, được không?

Tôi hơi bất ngờ trước lời đề nghị của cậu bạn nhưng vẫn gật gật đầu, dù sao chiều nay tôi được nghỉ buổi học đội tuyển và không có ý định tiêu tốn nó để nhớ tới Khánh cùng những mớ bòng bong xung quanh cô bạn gái mới của cậu ấy. Phước chào tôi rồi ngồi xuống một bàn gần đấy, đeo tai nghe và bắt đầu đọc sách. Tôi nhìn lướt qua bàn của Khánh, quả quyết sải những bước chân thật nhanh.

Chiều khá mát mẻ và dễ chịu. Tôi lượn qua cửa hàng truyện tranh quen, chọn lấy một cuốn Conan trước khi tới gặp Phước. Điều tôi không ngờ tới là cậu bạn đã ngồi ở đấy có vẻ từ rất lâu và đang chăm chú đọc. Ồ, ý tôi là cái thứ cậu ta đang cầm trên tay là số Conan mới nhất. Khi gặp được một người chung sở thích với mình, đặc biệt là người không ngờ tới, chúng ta luôn cảm thấy phấn khích. Và tôi-đang-vô-cùng-phấn-khích. Tôi chạy ào tới, ngồi xuống chỗ trống bên cạnh Phước, vỗ một phát vào lưng cậu ta, nói:

- Ê, cậu cũng thích Conan hả?

Phước tròn mắt nhìn cuốn truyện tôi đang huơ huơ trên tay, sau đó có vẻ rất phấn khích giật lấy mà gào lên:

- Này, cuốn này tớ chưa có, cậu mò thật siêu nha.

Ồ, thật tuyệt khi có thêm một người bạn mới rất hay ho và càng tuyệt hơn nữa khi cậu ta có chung sở thích với mình, dù chỉ một xíu xiu, và dù cậu ta mê tít tài năng của siêu đạo chích Kid trong khi tôi lại chết mệt với tài phá án cực đỉnh của chàng thám tử Kudo.

- Shinichi đẹp trai hơn, cậu nhìn thấy không tóc của Shinichi đẹp hơn Kid nhiều.

- Gì chứ, tóc như thế mới gọi là có cá tính chứ. Cậu không thấy quần áo của Kid mặc rất đẹp hở?

- Này đó chỉ là lúc đi trộm đồ thôi. Quần áo của Shinichi cũng đẹp chứ bộ.

Những mẩu đối thoại như thế thường xuyên xuất hiện khi tôi và Phước gặp nhau và chưa bao giờ trong chúng tôi phân định được thắng thua nên cái việc Kid và Shinichi ai đẹp trai hơn, ai tài năng hơn vẫn luôn cứ treo lơ lửng ở đấy. Và giữa hai kẻ ngốc nghếch vẫn hay xảy ra những trận cãi vã nho nhỏ (hoặc cũng có thể là to to :)) chỉ vì vấn đề ngốc xít đó.

***

Phước là một người thế nào nhỉ, cậu ấy khác hoàn toàn với con người trầm lặng và điềm tĩnh như Khánh. Phước luôn nổi bật với cây đàn guitar và giọng hát rất mượt của mình. Dường như trong con người cậu ấy luôn tiềm tàng một loại sức sống mãnh liệt chỉ chờ bùng nổ và trong máu cậu ấy thì luôn luôn có dư chất liều. Kiểu như Phước sắn sàng núp ở đâu đấy trên hành lang, chờ bạn đi tới và a lê hấp, khuôn mặt xinh đẹp và mái tóc dài mượt của bạn sẽ thêm phần lung linh vì những hạt kim tuyến nhỏ xíu dính cực chắc và mang những màu sắc sặc sỡ. Hoặc kiểu như một ngày trời mưa âm u, cậu ta cùng lũ bạn canh me ngắt cầu dao điện cả tầng để bọn học sinh trong lớp mừng hụt một phen. Ồ, có thể lắm chứ. Chả thế mà vài lần lên ghi chép thời khóa biểu hay lịch lao động cho lớp, thế nào tôi cũng gặp Phước ở đấy cùng thầy ở ban đao đức. Ngay khi thầy ra khỏi cửa phòng, cậu ta liền thu lại gương mặt hối lỗi của mình, cười nhăn nhở với tôi và làm khẩu hình miệng. Đại loại kiểu: "Ê Chân Ngắn, trông cậu hôm nay cao hơn một tí đấy. Ồ, tớ quên mất, cậu là Chân Ngắn mà, sao cao nổi?"

Hừm, Phước sẽ là một cậu bạn khá hay ho đây, nếu mà cậu ta không thần tượng hóa siêu đạo chích Kid và cả ngày gọi tôi là Chân Ngắn. Hmm, thì chiều cao của tôi cũng có khiêm tốn đấy và người tôi thì hơi mũm mĩm một chút xíu xiu, tôi cam đoan với bạn, là chỉ một chút xíu xiu thôi. Và dù tôi đã thử đủ mọi cách, từ chăm tập thể dục, ăn trái cây đều đặn đến uống sữa mỗi tối trước khi ngủ, nhưng cân nặng mới chỉ giảm chút chút còn chiều cao thì không khá khẩm hơn tẹo nào, vẫn cứ thấp một cách đáng thương như vậy.

Nhưng mà dù sao thì tôi cũng nói rồi đấy, ngoại trừ những việc đó thì Phước là một cậu bạn (rất) hay ho. Thế nào nhỉ, khi ở bên cậu ấy, tôi mới bộc lộ được chính con người mình. Khi mà hẹn hò với Khánh, hay ở trên lớp, tôi luôn luôn được dán cái nhãn là lớp phó lao động ngoan ngoãn và chăm chỉ, và đương nhiên là phải xuất hiện cùng những bộ quần áo rất ư là bình thường. Nhưng khi đi chung với Phước, tôi không lo ngại điều gì, thoải mái diện chiếc áo phông đầu lâu xương chéo hay chiếc quần bò rách tả tơi đậm chất đường phố, hoặc là đeo đủ thứ vòng kì quái loằng ngoằng lên cổ tay gầy nhẳng của mình. Một hình ảnh hoàn toàn khác. Tôi vẫn còn nhớ như in cái nhìn thảng thốt đầy ngạc nhiên và có chút chút thất vọng của Khánh, khi vô tình nhìn thấy tôi ăn mặc kì quái như vậy trượt ván cùng một lũ bạn kì quái không kém. Còn nếu đó là Phước á, tôi dám cá là cậu ta sẵn sàng cười nhăn nhở và nhảy vào cùng trượt ván với chúng tôi. Cậu ta can đảm hơn tôi nhiều, chí ít thì là dù khi vừa chạy bộ xong, vẫn đang mặc trên người bộ quần áo thể dục đầy mồ hôi cậu ta vẫn có thể chạy tới trước mặt một người bạn, chìa tay xin nước mà không hề mảy may lo nghĩ xem hình ảnh của mình đang tụt dốc không phanh thế nào. Được là chính mình, điều ấy luôn luôn dễ chịu mà.

***

Tôi ngồi trong thư viện thành phố, tai đeo headphone và đang đọc một cuốn sách trải nghiệm về du lịch. Tôi cũng thích "phượt" và mơ ước một ngày nào đó cũng có thể cho ra đời một cuốn sách nho nhỏ như vậy.

- Ê, mới đi Sa Pa hở?

Phước vỗ vào vai tôi và thì thầm nói. Tôi nhướn mày nhìn những hình ảnh trong facebook máy cậu ta, là những bức hình trong chuyến du lịch lên Sa Pa với hội bạn thích dịch chuyển của tôi. Tôi gật gù, rồi cười toét miệng:

- Thấy sướng không. Thèm quá đi ấy chứ!

Ai ngờ Phước chỉ nhún nhún vai:

- Ai thèm? Đây đi với hội bạn hồi hè năm kia rồi nhớ! Hóa ra Chân Ngắn cũng thích dịch chuyển cơ à? Bao giờ tớ dẫn Chân Ngắn đi chơi xa một lần nha.

Tôi tròn mắt nhìn Phước, trong khi cậu ta chỉ quăng một câu như vậy rồi thản nhiên giật lấy một bên tai nghe của tôi và bắt đầu mở sách ra đọc. "Cũng"?

- Ê này, này...

Sau đó một tuần, khi câu chuyện về những chuyến du lịch kia bắt đầu trôi vào dĩ vãng thì Phước đến nhà tôi, nói chuyện với ba mẹ tôi, rất ư là nghiêm túc và tử tế. Xong kéo tôi với một chiếc ba lô con con lên một chuyến xe. Ở đó tôi gặp hai người bạn nữa, có vẻ là một cặp.

- Ơ này, mình đi dâu đây?

- Hội An.

- Gì? Sao lại đi Hội An?

- Ơ này, bình thường chỉ có chân cậu ngắn thôi mà, sao hôm nay não cậu cũng ngắn nốt vậy? Không nhớ hôm ở thư viện tớ bảo sẽ dẫn cậu đi chơi một chuyến à? Bây giờ mình đi Hội An.

Thì ra cậu ta vẫn giữ trong lòng chuyện lời hứa đó, hừm, tôi còn tưởng cậu ta chỉ nói vu vơ thôi chứ. Môi vẽ một nụ cười rất ngọt, tôi tựa đầu vào vai Phước, mỗi niềm vui khe khẽ nảy mầm trong lòng.

Sau khi thuê phòng trọ xong, bốn người chúng tôi đi ăn. Lan và Quân khá vui tính, hòa đồng, chúng tôi nhanh chóng trở nên thân thiết hơn. Đến tối thì tách ra đi chơi riêng. Phố cổ Hội An về đêm lung linh trong những ánh đèn nhẹ nhàng tỏa ra từ những chiếc đèn lồng đủ màu sắc hai bên đường. Chúng tôi chầm chậm bước qua con phố với những mái nhà rêu phong mang đậm kiến trúc cổ xưa, hoài niệm, thơ mộng mà êm đềm. Phước lặng lẽ đi bên cạnh tôi, trầm mặc một cách khác thường. Đôi chân vẫn sải về phía trước, cậu ta đột nhiên lên tiếng:

- Ê Chân Ngắn, cậu từng thích Khánh đúng không? Và bây giờ vẫn thích, dù hai cậu đã chia tay? Đừng nói với tớ là cậu không biết Khánh là ai đấy nhé.

- Sao... sao cậu biết? - Tôi nhìn Phước đầy thảng thốt.

- Tớ không biết, tớ chỉ đoán. Cậu không thấy những câu trước là câu nghi vấn đấy à? Hôm ở thư viện, cái lần chúng mình gặp nhau ấy, tớ cứ thấy cậu nhìn cậu ấy suốt. Hmm, thình thoảng cậu ấy còn kín đáo nhìn về phía cậu vài lần nữa cơ.

Tôi im lặng chìm vào những mớ bòng bong. Tôi còn thích Khánh không? Hình như là còn. Tôi nhớ cậu ấy, luôn nghĩ đến cậu ấy những khi rảnh rỗi. Thậm chí khi buồn tôi còn muốn nghe cậu an ủi, khi vui muốn nhìn thấy nụ cười của cậu. Tôi thực vô dụng và ngốc nghếch.

- Ê này Chân Ngắn, sao không trả lời?

- Này Phước, phải nói thế nào nhỉ? Khi gặp Khánh tớ luôn cố tỏ ra là mình dịu dàng, điềm tĩnh. Tớ luôn mặc những bộ quần áo rất nữ tính để đến gặp cậu ấy và tỏ ra là mình thích chúng. Tớ đọc những cuốn sách vật lý, hóa học khi cùng cậu ấy đến thư viện. Nhưng sự thực không phải vậy. Tớ thích nổi loạn, thích dịch chuyển, thích bùng nổ, thích mặc những bộ quần áo khác người. Và... và tớ nghiền mấy bộ truyện tranh nhí nhố hơn là sách lý thuyết khô khan. Sự thực là mấy cuốn sách đó rất khó hiểu! Tớ thấy mình ngốc lắm.

Phước bước chậm lại rồi dừng hẳn, cậu nhẹ nhàng nhìn thẳng vào mắt tôi, đôi mắt cậu ấy lấp lánh một cách khác lạ.

- Nếu như một người con trai thích cậu, cậu ấy sẽ không quan tâm cậu ăn mặc ra sao, có thích Conan không, là vì cậu ấy sẽ tự nhiên mà phát hiện ra những nét đáng yêu trong con người cậu. Tại sao cậu không để Khánh biết con người thật của mình? Cậu đúng là đồ ngốc. Được là chính mình, điều ấy luôn luôn dễ chịu mà, đúng không?

- Tớ không can đảm được như cậu, được chưa? Tớ sợ họ không chấp nhận tính cách của tớ, sở thích của tớ, niềm đam mê của tớ. Ồ, tớ còn sợ họ sẽ chê bai chúng. Cậu thấy không, bọn họ luôn thích soi mói về chiều cao của tớ. Nó thấp một cách đáng thương mà.

- Tớ thấy cậu đáng yêu mà.

- Chúng mình đừng nói về chuyện này nữa, được không?

Phước cụp mắt xuống, đột nhiên cậu ấy vươn tay ra nắm lấy năm ngón tay mảnh khánh của tôi. Tôi kinh hoàng nhìn mười ngón tay đang siết chắt lấy nhau. Phước chậm rãi kéo tôi về phía trước, giọng cậu trầm ấm:

- Ừ. Vậy thì bây giờ chúng mình sẽ nói chuyện Kid với Shinichi, ai đẹp trai hơn nhớ?

Bạn đã có một cậu bận thân cực hay ho để mỗi khi buồn có thể tự nhiên luồn tay vào tay cậu ấy và nắm thật chặt bao giờ chưa? Tin tôi đi, đó là một cảm giác rất tuyệt vời. Tôi khẽ mỉm cười, những ngón tay siết chặt:

- Này, rõ ràng là Shinichi mà...

***

Sau chuyến đi Hội An bất ngờ, có đôi lúc tôi vẫn nhớ tới Khánh, thỉnh thoảng cũng còn gặp lại cậu ấy đâu đó trong trường, đôi lúc đi chung với Thu, đôi lúc không. Nhưng tôi không còn nhớ cậu ấy nhiều như trước nữa. Cậu ấy và tôi đã không còn là một cặp, và có lẽ cũng là lúc nên để cậu ấy từ từ bước ra khỏi cuộc sống của tôi. Nhưng dường như điều ấy cần rất nhiều thời gian và can đảm...

Đó là bữa tiệc sinh nhật của một người bạn, khách mời rất đông. Tôi và Phước cũng được phát thiệp, chúng tôi đi chung với nhau, tất nhiên là rất kín đáo để lũ bạn không hay biết. Chỉ là tôi không ngờ đã thấy Khánh và Thu ở đấy, bị một vòng người vây quanh. Tâm điểm của bữa tiệc dồn hết vào họ. Thì ra Khánh và Thu chính thức tuyên bố với mọi người họ đều là "hoa đã có chủ".

"Hôn đi, hôn đi, hôn đi..."

Mọi người xung quanh phấn khích vỗ tay và hô lớn. Tôi loạng choạng giữa đám đông và thấy mình dường như đang lạc lối. Qua màn nước mắt mờ mờ, tôi nhìn thấy Khánh đứng dậy, từ từ đặt một nụ hôn lên trán Thu. Trong khoảnh khắc tôi như muốn tan ra. Đột nhiên một bàn tay mạnh mẽ kéo tôi lại. Phước lôi tôi lên xe, mặc kệ tôi sống dở chết dở, cứ thế lao về phía trước. Hẳn là cậu ấy phi nhanh lắm, tôi cứ thấy gió quất vào mặt mình, lạnh buốt và đau rát.

- Này, bia, uống đi.

Ngồi trên sân thượng nhà Phước, chúng tôi bắt đầu uống bia. Tôi chưa bao giờ uống nhiều bia như vậy, cũng chưa bao giờ nhớ mình đã khóc to như thế. Tôi khóc rất lâu, thậm chí một mảng áo sơ mi của Phước đã bị nước mắt của tôi làm cho ướt tèm nhem. Cậu ta chẳng hề hấn gì, tiếp tục uống bia và cho tôi mượn bờ vai để khóc. Khóc cho thật đã, tôi nín hẳn, cũng không uống bia nữa, ngoan ngoãn dựa đầu vào vai Phước, và ngắm sao. Mười ngón tay của chúng tôi đan vào nhau, bàn tay lạnh cứng của tôi tìm thấy hơi ấm trong lòng bàn tay rất to và rộng của Phước. À, tôi đã nói với bạn chưa nhỉ, cảm giác có một cậu bạn thân và bất kể khi nào buồn cũng có thể nắm tay cậu ấy thật chặt ấy, đúng là rất tuyệt vời.

Phước lôi trong túi áo ra chiếc điện thoại, nhét một tai nghe của mình vào tai tôi và bật một bài. Ồ, đó là bài "Chân ngắn" của chị Cẩm Vân. Tôi mỉm cười.

"Tình yêu của anh thật nhỏ nhoi. Cô gái xinh xắn với ba mét bẻ đôi.
Mọi thứ dừng lại ở tương đối, và theo Anh- xtanh như vậy là tuyệt vời.
Câu trả lời là anh không cần biết, vì đối với anh là đâu có cần thiết
Vì chân dài ngắn với anh khác gì đâu. Em như vậy đã đủ làm anh u sầu...

Là em chân ngắn thương anh nhất trên đời
Cầu mong chi nữa hỡi anh hỡi anh ơi
Chân ngắn theo anh suốt chặng đường.
Dẫu bao nhiêu gian nan không rời
Vì yêu vì thương mỗi anh thôi
Là em chân ngắn yêu anh nhất trên đời
Đôi chân nhỏ bé nguyện theo anh khắp nơi
dù xa xôi góc bể chân trời, dù mai có vân đổi sao rơi
Chỉ mình anh, có anh, mỗi anh thôi...người yêu ơi..."

Đến cuối bài, Phước nhìn tôi cười khẽ và làm khẩu hình miệng rất chuẩn: "Chân ngắn nhưng não không ngắn là được rồi, đúng không... nhở?" Tôi bật cười. Chúng tôi vẫn ngồi trên tầng thượng, nghe đi nghe lại bài hát, tiếp tục cười nói những câu chuyện dở hơi. Mà bạn biết không, Phước ấy, cậu ta là cậu bạn tuyệt vời nhất quả đất này.

***

Thật tồi tệ. Mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ. Đó là vào một buổi chiều tôi và Khánh trượt ván ở công viên thì tình cờ gặp một nhóm bạn cùng lớp tôi. Điều tệ nhất ấy chính là nhóm bạn này lại ghét tôi vô cùng. Họ nhìn Khánh thật lâu, chỉ trỏ cười nói rồi bỏ đi. Điều đó làm tôi cảm thấy tức tối, cùng một chút sợ hãi. Và đúng như những gì tôi dự đoán, câu chuyện bắt đầu được truyền đi cả khối. Xôn xao đầu tiên chính là ở lớp tôi. Sẽ không có gì đáng nói nếu như tôi không nghe thấy một vài lời không mấy hay ho, và tất nhiên là nó chĩa về phía tôi. Họ nói tôi giả tạo, giả vờ ngoan ngoãn trước thầy cô, sau lưng lại ăn mặc kì quái và đi chơi với hội bạn hư hỏng. Sau đó những lời nói ác ý cứ như một cơn bệnh dịch, thậm chí một vài người bạn hiền lành ở lớp cũng bắt đầu nhìn tôi với một ánh mắt khác, e dè và cảnh giác. Tôi tình cờ bắt gặp ánh mắt dò xét của Khánh trong thư viện. Tôi cố làm nhanh thủ tục mượn sách và đi như chạy ra khỏi nơi ngạt thở đó. Tôi không hiểu cậu có ý gì, nhưng tôi ghét ánh mắt dò xét đó, thực sự ghét.

Đó là chuỗi ngày rất dài. Điều tồi tệ hơn cả đó là lúc này tôi bắt đầu thinh thích Phước và còn manh mún lên kế hoạch tỏ tình với cậu ta nữa cơ. Tôi không dám kể chuyện này với Phước, có thể bây giờ cậu ấy không biết, nhưng rồi chả chóng mà chầy, những lời đồn ác ý đó sẽ xôn xao tới lớp cậu. Tôi trở về nhà, nằm trên giường, úp mặt vào gối và khóc. Vừa khóc tôi vừa thu dọn lại tủ quần áo, tất cả những bộ quần áo kì quái đó tôi quăng hết vào một cái thùng lớn và bán lại cho cửa hàng cửa hàng quần áo của bà chị họ, cùng vài thứ vòng và phụ kiện. Vì thế ngay khi Phước hẹn tôi đi chơi, tôi đều mặc những thứ quần áo không thể bình thường hơn được nữa. Không biết là Phước nhạy cảm hay cậu ấy thường để ý mà Phước nhận ngay ra điểm bất thường của tôi. Tôi không muốn nói, chỉ cười.

Cuối cùng câu chuyện phiên bản thứ n được thêm thắt rất nhiều lời đoán già đoán non, cũng truyền tới tai Phước. Giờ ra chơi tôi tới lớp mượn cậu ta một cuốn sách giáo khoa, tôi thấy cậu đang đứng nói chuyện với một lũ bạn trên bục giảng. Bọn họ hướng ánh mắt về phía tôi và không có vẻ gì là tử tế cả. Tôi quay đầu định bỏ về lớp thì Phước nhìn thấy tôi. Cậu ta cau mày và chạy ra khỏi cửa. Tôi cảm thấy sợ hãi, tôi không biết phải đối diện với cậu ấy như thế nào, tôi đã thích Phước mất rồi.

Trong khoảnh khắc đó tôi quyết định chạy trốn. Trái tim như nhảy múa trong lồng ngực và bàn tay tôi ướt đẫm mồ hôi. Tôi nghe thấy tiếng bước chân Phước chạy huỳnh huỵch đằng sau. Và thật may mắn tôi chui được vào trong nhà vệ sinh nữ. Tôi trốn trong đó đến hết giờ ra chơi và mười phút sau khi giờ học đã bắt đầu, tôi mới dám trở lại lớp, nói dối là mình bị đau bụng. Kể từ hôm rượt đuổi đó, tôi bắt đầu né tránh Phước. Khi thấy cậu ấy trên hành lang, tôi lập tức rẽ vào một ngách nào đó. Tôi bắt đầu mượn sách ở thư viện thay vì ngồi lại đọc, giờ ra chơi cũng ở lỳ trong lớp, xuống căng-tin mua đồ ăn thì để xõa mái tóc vốn dài của mình. Một tuần liền tôi không gặp Phước, cảm giác thực sự khó chịu. Giống như khi bạn nghiện món bánh ngọt ở Nguyễn Du tuyệt ngon đó, bạn phải dừng ăn nó một thời gian dài.

***

Thực ra tôi biết Phước không cố tìm tôi, bởi vì tôi dám cá là nếu cậu ta cố thì chắc chắn tôi sẽ bị phát hiện ngay ngày hôm sau thôi. Nhưng rồi Phước nghỉ học, ba ngày liền. Sáng chủ nhật ngồi lướt facebook, tôi thấy nick của Phước sáng. Tôi không biết cậu ấy có phải đấu tranh tư tưởng dữ dội như tôi hay không, nhưng năm sau phút sau thì tin nhắn của Phước tới.

"Ê này tớ ốm rồi. Có khi chiều cậu phải đem quà sinh nhật tới nhà tớ."

Phước hoàn toàn không nhắc gì tới vụ rượt đuổi hôm trước, có lẽ cậu ấy không muốn nói tới. Thế là tôi nhanh chóng reply lại: "Chuyện lạ nhỉ. Tớ đâu có chuẩn bị quà cho cậu."

"Ê này, không đùa nhé. Chiều ghé qua nhà tớ đi."

"Hmm, suy nghĩ thêm."

Gửi xong tôi đóng máy tính lại và bắt đầu gói quà cho Phước. Thực ra cũng không phải quà to, chỉ là một cuốn sổ tay ghi lại lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, cảm giác khi ở bên cậu ấy và những chuyện xảy ra giữa chúng tôi. Tôi đã viết nó khá lâu để dành làm món quà sinh nhật cho Phước, như một lời tỏ tình. Nhìn món quà nằm im trên bàn, tôi (lại) đấu tranh tư tưởng xem có nên đến nhà Phước không, và nếu đến thì tôi phải nói gì với cậu ấy? Liệu cậu ấy có thích tôi không?

Cuối cùng, đúng ba giờ, tôi mặc thêm áo khoác, khóa cửa và đạp xe tới nhà Phước. Cậu ta mặc một bộ đồ ở nhà và đang lúi húi cho mấy con cá trong bể ăn. Khi cậu quay lại tôi thấy gương mặt Phước xanh xao, hai mắt thâm quầng lộ ra vẻ mệt mỏi, mái tóc nâu bù xù. Ồ, cậu ta là vậy, lúc nào cũng có thể xuất hiện trước mặt người khác với bộ dạng "mất phong độ" nhất. Nhưng mà điều ấy luôn luôn dễ chịu, đúng không?

Tôi giơ món quà ra trước mặt cậu ấy, giọng run run:

- Chúc mừng sinh nhật.

Phước không nhận lấy, cậu ta cười cười, từ mắt ánh lên những tia tinh nghịch:

- Có gì muốn nói thì nói xem nào. Cậu không giấu nổi tớ đâu, nếu không tớ cũng chả nhận quà nữa.

Hai tay tôi run lên đến nỗi suýt làm rơi cả món quà. Tôi cụp mắt:

- Tớ biết tớ không xinh cho lắm, mà chân tớ thì rất ngắn, nhưng tớ có thể đi cùng cậu tới bất kì nơi nào trên thế giới. Chân ngắn sao phải xoắn mà, đúng không?

Phước khẽ bật cười, cậu vươn tay đặt món quà xuống bàn và bất ngờ ôm chầm lấy tôi. Tôi nghe thấy tiếng Phước khẽ thì thầm:

- Cậu ngốc lắm, không chỉ chân ngắn mà não cậu cũng ngắn nữa cơ. Nhưng mà vì thế tớ mới thích cậu.

Trước đây tôi luôn lo sợ mình mất điểm trong mắt người con trai mình yêu quý, tôi tạo ra những vỏ bọc hoàn hảo không phải tôi. Nhưng ở bên Phước, tôi phát hiện ra những điều đó là thừa thãi, bởi vì người yêu thương tôi, sẽ tự nhiên mà khám phá ra những nét đáng yêu trong con người tôi, cho dù tôi mặc quần áo như thế nào và đôi chân tôi dài bao nhiêu... Chân ngắn sao phải xoắn mà, đúng không? ;)
 
Blogger Templates