Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Cô Bé Lọ Lem--Truyện Cổ Tích Việt Nam| Kho Truyện Hay

Cô Bé Lọ Lem


Ngày xửa ngày xưa ở một đất nước xa xôi có một người đàn ông giàu có nhưng goá vợ, sống trong một ngôi nhà rộng lớn cùng với cô con gái duy nhất tên là Êla. Người cha dành cho cô công chúa xinh đẹp tất cả tình yêu thương mà ông có và rất nhiều thứ mà cô bé nào cũng đều mong muốn có được: váy áo đẹp đẽ, một con ngựa và một con chó con. Tuy thế ông luôn tâm niệm rằng điều Êla cần nhất chính là sự chăm sóc của một người mẹ hiền. Vậy là người cha quyết định tái hôn với một người phụ nữ có hai cô con gái trạc tuổi con ông, hy vọng 3 đứa trẻ sẽ vui vẻ lớn lên cùng nhau.

Thật đáng buồn, người cha tốt bụng không may qua đời sớm, kể từ đó bà mẹ kế bắt đầu để lộ bản tính thật sự của bà. Bà ta là một người lạnh lùng khô khan, đặc biệt bà luôn ghét bỏ, chì chiết và ganh tị với sự xinh đẹp và nết na của Êla. Hai cô con gái của bà ta Anatisia và Drizella cũng xấu nết và xấu người hệt như mẹ của mình. Hai cô này ngày ngày ăn mặc đẹp đẽ, chải chuốt chỉn chu, còn Êla đáng thương thì phải mặc những bộ quần áo cũ kĩ, nhàu nhĩ, thô ráp và đeo khăn yếm của người đầy tớ. Cô bé phải làm đủ mọi việc nặng nhọc nhất trong nhà. Cô dậy từ trước lúc mặt trời mới chớm ló dạng ở đằng xa, gánh nước, đốt lò, nấu ăn và chùi dọn nhà cửa sân vườn. Khi xong việc, cô lủi thủi đến ngồi bên cạnh lò sưởi giữa những tro tàn và gỗ cháy, người ngợm lấm lêm, vì thế người đời gọi Êla là Cô Bé Lọ Lem.

Trong khi mẹ kế và hai em ở trong những phòng ngủ rộng lớn và sang trọng, Lọ Lem bị nhét lên trên căn gác lửng gần dưới mái nhà, nơi làm tổ của lũ chuột nhắt. Mặc dù luôn bị bắt nạt và sống một mình buồn tủi như vậy, Lọ Lem vẫn luôn dễ thương, hiền hậu, cô bé tin rằng một ngày nào đó hạnh phúc sẽ đến với mình.


Lọ Lem kết bạn với những chú chim ríu rít hót ngoài cửa sổ đánh thức cô dậy mỗi sớm mai. Cô làm bạn với những chú chuột nhắt ở chung phòng. Cô còn đặt tên và thuê thùa tặng cho chúng những bộ quần áo bé tí tẹo với mũ trùm đầu đáng yêu. Đám chuột nhắt vô cùng yêu mến cô vì cô thường cứu chúng ra khỏi những bẫy chuột hay nanh vuốt của Quỷ Sứ, tên con mèo có tính tình hung dữ của bà mẹ kế.
Công việc mỗi sáng của Lọ Lem là chuẩn bị đồ ăn tươm tất cho cả nhà, đổ đầy sữa cho con mèo, xương cho chú chó, lúa mạch cho con ngựa, bắp và ngũ cốc cho những con gà, ngỗng và vịt trong sân nông trại. Cô còn phải mang đĩa thức ăn sáng lên tận phòng cho bà mẹ kế, Anatasia và Drizella.

“Mang áo váy của tao đi ủi và đem về đây nội trong một giờ” Drizella ra lệnh, “Đừng có quên khâu quần áo của tao, làm cho xong và đừng có hòng kéo lê cả một ngày trời” Anatasia đòi hỏi. Mẹ kế cũng gầm gừ trong miệng, “Đem đồ bẩn đi giặt ngay. Sau đó thì làm sạch tấm thảm đỏ lớn ở phòng khách, chùi rửa các cửa sổ cho bóng loáng, và cả những tấm thảm lớn nhỏ khác.”

“Thưa mẹ vâng, vâng Drizella, vâng Anatasia.” Lọ Lem vui vẻ trả lời và nhanh chóng đi làm công việc của mình không một chút than vãn hay buồn rầu.

Ở tại Vương quốc của Lọ Lem, trong lâu đài Hoàng Gia, Đức Vua đang nói chuyện với ngài đại công tước. Vị vua già nói, “Đã đến lúc Hoàng tử của chúng ta phải kết hôn và có mái ấm gia đình.”

“Vâng thưa Hoàng Thượng, nhưng trước tiên Hoàng tử phải gặp được cô gái mà chàng đem lòng yêu mến đã.”

“Nhà ngươi nói đúng. Chúng ta sẽ mở dạ vũ và cho mời tất thảy những cô gái trẻ trong vương quốc đến. Chắc chắn Hoàng tử sẽ phải lòng một cô gái.”

Nhận được tin về buổi tiệc khiêu vũ, Anatasia và Drizella ôm nhau nhảy hớn lên vì sung sướng. “Dạ vũ, dạ vũ, tụi mình sẽ đi dạ vũ.” Lọ Lem nói không giấu được niềm vui trong ánh mắt, “Tôi cũng được mời nữa, theo lệnh của Hoàng Gia, mọi thiếu nữ chưa chồng đều được mời.” Hai cô em phá lên cười khanh khách vì tưởng tượng đến cảnh Lọ Lem đi dạ hội mang theo cái chổi và đeo yếm của đầy tớ. Còn bà mẹ thì nở nụ cười nham hiểm nói là Lọ Lem vẫn có thể đi nếu cô làm xong hết mọi việc mà bà ta giao.

Thế là hai cô em xấu xí cả ngày chỉ mải mệ chọn váy áo, sửa soạn sắc đẹp trong khi Lọ Lem thì còn bận bịu hơn cả ngày thường. Cô còn phải ủi quần áo cho hai cô con riêng, thắt nơ áo, chải bụi váy đầm … Khi xe ngựa đến đón thì Lọ Lem vẫn đang váy áo luộm thuộm không có được một phút để sửa soạn. Bà mẹ kế đắc chí nói: “Vậy là mày sẽ không đi dạ vũ được … Nhưng đừng lo, sẽ có những dạ vũ khác sau này …” Thế rồi ba mẹ ríu rít con lên xe đi mất bỏ Lọ Lem ở nhà.

Lọ Lem rầu rĩ leo lên những bậc cầu thang tối dẫn vào phòng mình và ngồi thụp xuống, đôi mắt cô buồn rầu nhìn qua ánh trăng đến tòa lâu đài ở xa xa đèn rực sáng. Bỗng chốc, một luồng sáng huyền ảo hiện ra sau lưng cô. Quay lại, cô ngạc nhiên thấy cây đèn cầy được thắp sáng và xuyên qua ánh sáng đó là một chiếc đầm dạ tiệc vô cùng lộng lẫy. Những người bạn nhỏ của cô là chim và chuột nhắt đã dành cho cô một sự ngạc nhiên bằng cách điểm trang cho bộ váy bằng những hạt cườm và ren mà chúng tìm thấy trong nhà.

Cô nhanh chóng mặc vào và chạy xuống cầu thang gọi với theo “Khoan đi đã, chờ tôi với.” Nhưng khi Anatasia và Drizella thấy cô, chúng la lên giận dữ, “Mày ăn cắp ren và cườm của tao.” Thế là chúng lao vào xé áo quần Lọ Lem đang mặc ra từng mảnh.

Lọ Lem oà khóc chạy băng qua sân nhà tới ngôi vườn. Cô ngồi bệt xuống băng đá lạnh lẽo và thổn thức. “Vậy là hết rồi, mình hết cách rồi, mình sẽ bỏ cuộc.” Ngay chính lúc đó, một đám bụi sáng kỳ ảo xuất hiện và một bà phúc hậu, béo tròn, đội mũ trùm đầu bước ra “Đừng nói thế, cô bé.” Giọng bà ngọt ngào. “Lau nước mắt đi con, con sẽ không đi dạ vũ trong khi vẫn khóc lóc như thế.” Lọ Lem ngừng khóc và hỏi, “Bà là ai ?”

“Ta là bà tiên mẹ đỡ đầu của con” bà nhẹ nhàng nói, “Thời gian rất gấp rồi, bây giờ con hãy nhanh kiếm cho ta một trái bí đỏ mang lại đây.” Lọ Lem không hiểu gì, nhưng cô cũng chạy đi kiếm một trái bí thật bự. Bà tiên vẫy chiếc đũa thần và lầm rầm nói những lời làm phép. “Salagadoola, Manchaca bula, bibidi-bobbed-boo.” Trái bí đỏ từ từ leo lên trên cành dây, những cọng râu trở thành những bánh xe và phút chốc cả trái bí biến thành một chiếc xe ngựa kéo.

“Bây giờ,” bà nói, “ta cần vài chú chuột nhắt.” Ngay lập tức bốn con chuột nhắt bạn nhỏ của Lọ Lem chạy ra phía trước. Bà tiên vẫy đũa thần hô biến bốn chú chuột nhắt trở thành bốn chú ngựa đẹp mã và được gắn vào trước xe. Thêm vài cái vẫy đũa, bà biến con ngựa già thành người điều khiển xe ngựa, và chú chó Bruno thành người mở cửa xe ngựa. Sau cùng bà nói, “Đến lượt con, cô bé đáng yêu của ta” Trong phút chốc, bà biến Lọ Lem thành một thiếu nữ mặc váy dạ hội xinh đẹp, dưới đôi chân nàng lấp lánh một đôi giày bằng pha lê đẹp nhất trần gian.


Khi Lọ Lem leo lên xe ngựa, bà tiên dặn dò nàng cẩn thận, nhất định phải trở về nhà trước 12 giờ đêm. Bởi vì nếu nàng ở lại quá chỉ một phút, mọi thứ sẽ trở lại như cũ, bí đỏ, bốn con chuột, con ngựa già, chó Bruno và nàng Lọ Lem sẽ trở thành cô bé ăn mặc nghèo khổ. Lọ Lem hứa với bà sẽ rời bữa tiệc trước lúc nủa đêm, và nàng vui vẻ lên đường tới lâu đài Hoàng Gia.
Khi Lọ Lem vừa tới nơi, hoàng tử khôi ngô đang cúi đầu chào hai cô gái thứ hai trăm mười và mười một – hai nàng Anatasia và Drizella xấu xí. Bỗng chàng đưa mắt ra lối vào và sửng sốt đến đê mê khi thấy nàng Lọ Lem – thiếu nữ xinh đẹp mà hoàng tử thấy không ai có thể đẹp hơn nàng đêm nay. Hoàng tử nhanh bước tới để nắm tay nàng và dắt nàng vào sảnh đường để dự buổi dạ vũ.

Suốt đêm hôn đó, hoàng tử của chúng ta không khiêu vũ với ai ngoài cô gái đến sau cùng. Hoàng tử không rời tay Lọ Lem và nhìn nàng đắm đuối. Hai cô chị em con bà dì ghẻ và cả bà ta nhìn Lọ Lem với ánh mắt ganh ghét và tự hỏi cô này từ đâu đến. Còn nhà Vua già thì mừng thầm là kế hoạch của ngài đã thành công, hoàng tử đã gặp được người trong mộng của chàng.

Chuông đồng hồ của cung điện bắt đầu điểm chuông báo hiệu nửa đêm, lúc này Lọ Lem sực nhớ ra lời dặn của bà tiên, mẹ đỡ đầu của nàng. “Tôi phải về.” Nàng la lên, vuột ra khỏi bàn tay của hoàng tử và chạy vội xuống thang lầu. Hoàng tử và đại công tước chạy theo sau lưng nàng mà chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Một chiếc giày pha lê của nàng tuột ra khỏi chân và rơi trên cầu thang, không còn thời gian để quay lại, Lọ Lem đành bỏ mặc rồi nhanh chân chạy đến cỗ xe và leo lên. Xe ngựa ra khỏi cổng lâu đài cũng là lúc chuông đồng hồ điểm tiếng thứ mười hai. Chỉ trong tích tắc, nàng Lọ Lem trở về nguyên hình là một cô gái nghèo khổ, đứng giữa trái bí rợ, con chó, con ngựa già và bốn con chuột nhắt. Tất cả chỉ còn sót lại một chiếc giày pha lê lấp lánh trên một bàn chân của nàng.

Ngay sáng hôm sau, nhà Vua ra công báo là ngài sẽ hỏi cưới cho Hoàng tử cô gái đã đánh rơi chiếc giày pha lê tại buổi khiêu vũ đêm qua. Đại công tước mang lệnh truyền và đi khắp vương quốc để thử giày, từ các công chúa, công nương con nhà quyền quý tới các cô gái dân dã nhất. Thử mãi mà vẫn chưa có chân cô nào vừa với chiếc giày bé nhỏ. Sau cùng phái đoàn hoàng gia đến nhà của Lọ Lem. Bà mẹ ghẻ vui mừng đánh thức hai cô gái lười biếng và nuôi hy vọng rằng một trong hai đữa sẽ đi vừa chiếc giày và sẽ trở thành vợ của hoàng tử khôi ngô. Bà ta còn lặng lẽ leo lên phòng của Lọ Lem khoá trái cửa từ bên ngoài, nhốt Lọ Lem trong phòng mặc cho nàng khóc lóc thảm thiết. Bà ta cười gian ác, thản nhiên bỏ chìa khóa vào túi và xuống lầu, nhưng không biết rằng hai chú chuột nhắt đã nhanh chân ăn cắp chìa khóa khi bà đang bận rộn nhìn hai con bà thử giày.

Đại công tước tỏ rõ thất vọng khi chứng kiến hai lần thử giày vô vọng bởi bàn chân to quá cỡ của hai cô gái xấu xí. Ông lấy lại chiếc giày và chuẩn bị đi đến nhà kế tiếp thì nghe tiếng nói từ sau, “Đại công tước, cho tôi thử giày với !” Bà mẹ kế hoảng hốt bước tới chặn đường Lọ Lem, nhoẻn miệng cười ngọt nhạt với công tước “Đại công tước, đây chỉ là con bé đầy tớ nhà tôi.” Nhưng ông đẩy bà ra, nói, “Lệnh nhà Vua, thiếu nữ nào cũng được thử giày cả” và lấy chiếc giày pha lê đưa ra.

Bà mẹ kế nhất định không từ bỏ ý định xấu xa, bà ta giả vờ trượt chân té ngã vào người tùy tùng đang mang chiếc giày trên tay làm chiếc giày văng xuống đất vỡ tan thành những mảnh vụn. Đai công tước la lên, “Ta phải thưa bẩm với nhà Vua như thế nào đây?”


Lọ Lem đưa tay vào túi mình rồi nhẹ nhàng lôi ra chiếc giày pha lê xinh xắn, “Thưa đại công tước, tôi con giữ chiếc giày pha lê kia ở đây.” Vị đại công tước xỏ chiếc giày vào bàn chân nhỏ nhắn của nàng, chiếc giày vừa vặn xít xao. Ngay thời khắc đó, bà tiên mẹ đỡ đầu của Lọ Lem hiện ra, chấm nhẹ đũa thần vào người nàng, biến nàng trở lại là cô thiếu nữ đẹp tuyệt trần đã chiếm lấy trái tim hoàng tử vào đêm dạ vũ.

Nàng Lọ Lem xinh đẹp được kiệu hoàng gia chở về hoàng cung. Ở nơi rực rỡ ánh đèn đó, giữa những lời chúc phúc nồng nhiệt và những tiếng chuông vang lên khắp cung điện, nàng Lọ Lem – Êla làm đám cưới với hoàng tử … và họ sống bên nhau hạnh phúc đến trọn đời.
— HẾT TRUYỆN —-

 

Và thế là cô bé Lọ Lem tốt bụng cũng đã có một cuộc sống hạnh phúc bên Hoàng tử phải không nào các bé? Các bé thấy đấy, những người tốt sẽ luôn gặp may mắn và được yêu thương, vì thế các em hãy luôn cố gắng trở thành những người con ngoan trò giỏi, biết giúp đỡ mọi người nhé.

Trên đây là phiên bản truyện cô bé Lọ Lem của Perrault, các bé có thể đọc các phiên bản khác nhau như phiên bản cô bé Lọ Lem Cenerentola, hoặc phiên bản cô bé Lọ Lem Aschenputtel để hiểu hơn về các cô bé Lọ Lem của các nước nhé. Còn Cô bé Lọ Lem của Việt Nam là ai nhỉ? Đó chính là cô Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám” đó.

Câu truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem đã được hãng phim Walt Disney dựng thành phim hoạt hình với tên gọi tiếng Anh: Cinderella. Đây là bộ phim hoạt hình thứ 12 của hãng Walt Disney Pictures. Được sản xuất năm 1950, Cô bé Lọ Lem được dựa trên phiên bản năm 1982 của truyện cổ tích cùng tên (1967) bởi Anh em nhà Grimm.

Cô bé Lọ Lem đánh dấu sự thành công rực rỡ của hãng Disney trong việc sản xuất phim hoạt hình. Bộ phim cũng giúp hãng Disney bước vào kỷ nguyên hoàng kim, với sự đa dạng hóa trong quá trình sản xuất, vốn có từ thập niên 1940. Ngoài ra bộ phim cũng được coi là một trong những biểu tượng của Walt Disney.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Sự Tích Con Muỗi--Đọc Truyện Cổ Tích| Kho Truyện Hay

Sự Tích Con Muỗi

Vì thiếu máu, nên lúc nào muỗi cũng lén lút đi chích trộm của mỗi người một tý để sống.

Có hai vợ chồng nhà nọ yêu nhau rất mực. Ngày mới lấy nhau, họ đã từng ăn thề hẹn không bỏ nhau. Nếu không may một trong hai người chết đi thì người kia sẽ chết theo để xuống âm ty cho có bạn.
Sau đó không bao lâu, người vợ trẻ tự nhiên bị chết mang đi một cách đột ngột. Không ai có thẻ tả được hết tình cảnh đau thương của người chồng. Anh chàng đã mấy lần toan tự tử, nhưng bị người nhà ngăn trở và canh phòng ráo riết. Hôm sắp sửa cất đám bỗng có một đạo sĩ đến bày cho chàng phép cải tử hoàn sinh mà theo lời ông ta, đã từng có nhiều người dùng rất ứng nghiệm. Phép của ông ta chẳng có gì khó, chỉ cần người sống gan dạ và kiên trì một chút là được. Nghĩa là người sống mỗi ngày ba lần ôm ấp và truyền hơi ấm của mình vào cho tử thi. Làm luôn như thế không nghỉ ngày nào thì chỉ trong khoảng ba tháng mười ngày là người chết sẽ sống lại.
Người chồng cảm ơn đạo sĩ và làm đúng như lời dặn, hi vọng đưa người yêu trở lại cõi thế. Ngày ngày chàng ôm ấp vợ, truyền sức nóng, hơi thở của mình vào cái xác đã lạnh toát.
 truyen co tich: su tich con muoi - 1

Nhưng sau đó ba ngày, mùi thối của tử thi bay ra khắp xóm làm cho mọi người không chịu được. Họ kéo nhau đến nhà bắt chàng phải chôn lập tức.
Bất đắc dĩ, người chồng nhờ xóm giềng chặt nứa làm giúp một cái bè để mình đưa xác vợ đi một nơi khác. Nhiều người vui lòng giúp anh chàng trong việc này. Chỉ trong nửa ngày, hắn đã chở xác người yêu đi biệt.
Chiếc bè theo dòng nước trôi mãi. Người chồng vẫn ngày ngày ấp ủ vợ không thôi. Cái tử thi đó trông vẫn như người nằm ngủ. Lòng anh chàng tràn trề hy vọng. Đến một nơi kia, hắn cắm bè lại kề một bãi cỏ rộng, lên bộ nấu ăn.
Tình cờ trong khi đi nhặt củi chàng ta gặp một cụ già. Nhìn thấy ông cụ chống gậy đi một mình giữa cảnh trời nước hoang vu, lại râu tóc trắng xóa, hình dung không có gì là lam lũ, chàng trẻ tuổi lấy làm ngạc nhiên. Hắn đang suy nghĩ thì thoáng  cái ông cụ đã đứng trước mặt. Hiểu ngay đó là bậc Tiên Phật, hắn vội phục xuống chân cụ già rồi kể lể sự tình, cuối cùng không quên cầu khẩn ông cụ sinh phúc giúp cho vợ mình sống lại. Cụ già đó chính là đức Phật, thấy anh chàng nài nỉ hết sức, bèn thương tình, đi theo xuống bè, bảo hắn chích máu ngón tay nhỏ ba giọt vào miệng vợ. Tự nhiên người đàn bà mấp máy môi rồi từ từ ngồi dậy như vừa tỉnh một giấc mơ. Trước khi ra về đức Phật có hỏi người vợ:
- Anh chàng này cho vay ba giọt máu để ngươi được hồi sinh. Vậy nhà người có yêu anh ta chăng?
Trước câu thề thốt chắc nịch của người đàn bà, đức Phật bảo:
- Không can gì. Nếu không yêu nữa thì chỉ việc trả lại ba giọt máu cho anh ta là đủ!
Thấy bọn họ nóng lòng muốn trở về quê hương, đức Phật gọi một con cá sấu khổng lồ từ vực sâu lên bảo chở họ đi.
Cá sấu vượt sông được nửa ngày đường thì bụng đã đói. Nó bảo hai vợ chồng lên bộ nghỉ ngơi để cho nó đi tìm cái ăn. Hai vợ chồng dắt nhau vào quán cơm. Trong quán hôm đó có một người khách thương sang trọng. Hắn ta thấy nhan sắc người vợ diễm lệ ít ai sánh kịp thì bỗng nảy tà dâm, mưu toan chiếm đoạt. Hắn lân la lại gần, đưa các mẫu hàng tơ lụa và đồ trang sức ra vờ chào khách, kỳ thực là để tán tỉnh người đàn bà đẹp. Hắn nói trong thuyền hắn đậu ở gần đấy còn có nhiều món hàng nữa rất quý và rẻ, muốn mời họ xuống xem.
Nhưng người chồng thì chẳng thiết một tý nào. Cơm nước xong, bỏ mặc người khách thương, dắt vợ ra bến vắng, ở chỗ hẹn với cá sấu, ngồi đợi. Họ ngồi dưới bóng cây trò chuyện một chốc rồi vì mệt quá, ngủ quên lúc nào không biết. Họ cũng chẳng ngờ sau lưng họ, người khách thương kia vẫn theo hút không rời. Khi thấy hai người nằm ngủ, hắn đi nhẹ đến thức riêng người vợ dậy, mời nàng xuống thuyền đậu kề đó để hắn biếu một món trang sức; - "Thuyền của tôi chỉ cách đây mươi bước. Bà không phải đợi lâu đâu!". Nghe nói thế, lòng người đàn bà bỗng thấy lay chuyển. Nàng đứng lên, đi theo người khách thương xuống thuyền. Chỉ trong nháy mắt, theo ám hiệu của chủ, bọn thủy thủ chiếc thuyền buôn nhổ neo và giong buồm cho thuyền chạy mất.
Lại nói chuyện cá sấu lúc ngoi lên chỗ hẹn thì thấy chỉ có một mình người chồng, bấy giờ vẫn đang ngủ say. Cá sấu thức chàng dậy hỏi chuyện. Anh ta ngơ ngác không hiểu thế nào. Một mất mười ngờ, hắn đổ tội cho cá sấu đã ăn thịt mất vợ. Để giải mối ngờ, cá sấu mới bảo hắn kiếm cây luồn qua miệng mình, khua trong dạ dày xem thử cho biết. Anh chàng làm theo, chỉ thấy trong bụng cá sấu toàn là xương cá và đá cuội, mới biết mình ngờ sai. Tìm khắp mọi nơi chẳng thấy vợ, hắn trở về bến, ôm đầu kêu khóc rất thảm thiết. Cá sấu thương tình bèn bảo hắn cưỡi lên lưng rồi phóng đi, đuổi theo những chiếc thuyền vừa qua lại để dò tìm tung tích. Sau mấy lần dò hỏi, người ta cho biết một chiếc thuyền buôn vừa đi qua, trong đó có một người đàn bà trẻ và đẹp. Họ tả nét mặt và hình dạng thì đúng là vợ chàng. Cá sấu bèn cố công đuổi riết.

- Nàng cứ nhảy ra đây... Tôi không thể sống xa nàng được... Tôi sẽ làm cho nàng sung sướng...
Khi nhìn thấy vợ ngồi trong thuyền khách thương, người chồng nói với vào:
Nhưng người vợ trả lời chồng:
- Chàng về đi! Em đành phụ chàng. Chàng tha thứ cho em vậy.
Rồi đưa cho chồng một gói vàng:
- Chàng hãy nhận lấy vật này và coi như em đã chết từ hôm nào rồi.
Vừa bực tức vừa thất vọng, chồng ném gói vàng xuống nước rồi nhờ cá sấu đưa mình trở lại tìm đức Phật. Khi đức Phật gặp bọn họ, liền giục cá sấu hối hả rượt theo chiếc thuyền khách thương để cho anh chàng thất tình đòi lại ba giọt máu của mình.
Lại nói chuyện người đàn bà sau khi chích máu ở tay để lấy ra ba giọt trả nợ cho chồng thì ngã vật xuống chết ngay. Người khách thương hết sức chữa chạy nhưng vô hiệu. Rồi sau đó hắn ném xác nàng xuống biển. Nhưng do phép màu của đức Phật, người đàn bà ấy hóa thành con muỗi. Vì thiếu máu, nên lúc nào muỗi cũng lén lút đi chích trộm của mỗi người một tý để sống

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Chàng Đốn Củi Và Con Tinh--Truyện Cổ Tích| Kho Truyện Hay

Chàng Đốn Củi Và Con Tinh


Nhưng kiếm được một gánh củi không phải là dễ. Một hôm, theo lệ thường chàng tiến vào rừng sâu tìm củi. Sắp giơ búa giáng vào một cây đại thụ bỗng có một con tinh từ trong thân cây hiện ra trước mặt van lạy, van nài. Chàng dừng tay hỏi:
– Mày muốn gì?
Đáp:
– Xin ngài làm ơn đi chặt chỗ khác, tha cho chúng tôi ở đây được yên ổn.
Thấy thế, chàng càng làm già:
– Không được. Tao hết hơi, hết sức mới tìm được cây gỗ này chặt về lấy tiền nuôi thân mà mày lại bảo tao đi đâu. Hãy cút ngay cho tao làm việc.
Con tinh thấy anh chàng lại giơ búa, hốt hoảng:
– Cây này với chúng tôi như bóng với hình, không thể nào rời được. Ngài hãy thương cho, chúng tôi sẽ xin kính biếu ngài một vật.
– Vật gì? Đưa ra đây. Mau! Nếu không thì đừng có trách.

Con tinh bảo chờ một lát, đoạn mang đến một cái mâm đồng và nói:
– Ngài chỉ cần gõ vào mâm ba tiếng là có ăn ngay, muốn thức ngon vật lạ bao nhiêu cũng có.
Nghe nói, anh chàng vô cùng mừng rỡ, vội nhận lấy mâm ra về, không quên hứa để cho con tinh được yên ổn.
Khi đi qua chợ, chàng ghé ngay vào quán cơm, nơi mà thường ngày mình vẫn đặt gánh củi nặng trước cửa vào một cái bánh, vài đĩa xôi ăn đỡ đói và đỡ mệt. Lần này, chàng có ý khoe với nhà hàng là từ nay mình sẽ không cần ăn chịu và cũng không cần ăn khổ như trước nữa. Nghĩ vậy, bèn đặt mâm của mình trước mặt vợ chồng chủ quán và mọi người, gõ lên ba tiếng. Tự nhiên trong long mâm tuôn ra những bát cơm, bát canh, những đĩa cá, thịt, giò, chả đầy tú ụ, những chén rượu cúc tràn trề, v.v…, toàn là những thức ăn chưa bao giờ được nếm. Trước con mắt ngạc nhiên của đám đông khách ăn trong quán, chàng đốn củi đắc chí mời họ cùng ngồi dự tiệc.
doc-truyen-co-tich-chang-don-cui-va-con-tinh-3
Ăn xong, say rượu, chàng nằm lăn ra giường làm một giấc ly bì. Lão chủ quán thấy thế thì động lòng tham lam. Thừa dịp mọi người tản đi, hắn vào buồng chọn một cái mâm giống với chiếc mâm màu nhiệm kia, rồi đánh tráo vào. Chàng đốn củi thức dậy không biết là mâm đã bị đánh tráo, hý hửng mang về. Sắp về tới làng, anh nghĩ bụng nên cho mọi người biết số phận của mình từ nay đã khác trước và nhân thể đãi làng xóm chén một bữa ra trò. Cho nên chàng rẽ ngay vào đính đánh trống gọi làng ầm ĩ. Tất cả mọi người từ ông tiên thứ chỉ cho đến anh mõ, ai nấy đều tưởng là có việc, lục tục đổ ra đình đông như hội. Anh chàng trịnh trọng lên tiếng:
– Không mấy khi cháu có bữa rượu, vậy mời quý cụ và đồng dân thượng hạ ngồi vào dự cuộc.
Nói rồi đặt mâm xuống chiếu, gõ lên thành mâm mấy cái. Nhưng anh ngạc nhiên thấy lần này mâm không còn mầu nhiệm như trước nữa. Chàng gõ mãi, gõ mãi, mâm vẫn trơ trơ bất động. Cho là đánh lừa mọi người, ông xã trưởng liền sai tuần đinh xông lại nện cho chàng một trận nên thân.
Trở về nhà, chàng đốn củi bực mình vô hạn. Chắc chỉ có con tinh nó lừa mình nên chuyện mới xảy ra như thế. Cho nên qua ngày mai, anh lại vác búa lên rừng tìm đến cái cây cũ ra sức giáng búa vào. Con tinh hốt hoảng chạy ra van lạy chí chết và xin tặng một con ngựa ỉa ra vàng để được tha tính mạng.
– Đưa ngay ra đây cho ta. Đồ lừa đảo!
Chàng quát lên như thế và chỉ lát sau một con ngựa đã hiện ra. Chàng cưỡi lên phi một đoạn để cho ngựa ỉa, quả nhiên có rất nhiều vàng vụn văng ra sáng giấp giới. Chàng mừng quá, giắt búa vào lưng và cưỡi ngựa ra về.
Đến chợ, chàng lại xuống ngựa, vào khoe với vợ chồng lão chủ quán:
– Lần này tôi có con ngựa vô cùng quý báu. Trong bụng nó là cả một kho vàng đấy ông bà ạ! Rồi nó sẽ làm cho mà xem!
Lão chủ quán thấy quả đúng như thế thì hoa cả mắt. Hắn sung sướng được chàng biếu trọn số vàng rơi ra. Nhưng hắn còn muốn được cả con ngựa. Hắn vội dọn cho anh một mâm đầy rượu thịt. Rồi chờ lúc anh chàng ngủ say, hắn lại đi tìm một con ngựa khác cũng có màu lông hung hung y hệt để thay vào, rồi dắt con kia đi biệt.
Khi tỉnh dậy, chàng đốn củi vẫn không ngờ vực gì cả. Chàng lại nhảy lên ngựa cưỡi về đến đầu làng. Bụng bảo vệ: – “Lần trước vì con tinh khiến cho ta mang tiếng là đánh lừa mọi người. Lần này ta phải biếu bà con một ít vàng để bà con thấy ta thực bụng”. Thế rồi, chàng lại vào đình đánh trống ầm ĩ. Làng lại đổ ra đình. Chàng nói:
– Tôi lần này có con ngựa rất có phép ỉa ra vàng. Vậy mời làng ra đây để nhận cho tôi một ít của báu.
Đoạn chàng phi cho ngựa ỉa, nhưng con ngựa ấy thì làm gì mà có vàng. Nhìn thấy đống phân ngựa vãi ra không hơn gì những đống phân ngựa khác, các cụ cho là thằng cha đã xỏ xiên cả làng nên không nên được cơn tức giận. Cuối cùng, chàng bị làng tịch thu con ngựa và còn bị tuần nọc xuống đánh ba mươi roi.
Qua ngày hôm sau hắn lại dậy sớm vác búa lên rừng quyết trị cho con tinh một mẻ. Lần này chàng bổ những nhát búa rất dữ dội. Thấy con tinh hiện ra quỳ lạy khóc lóc, chàng quát to:
– Sao mày dám lừa ông làm ông mang oán với mọi người. Mâm và ngựa của mày chỉ là những của vứt đi, không đáng một đồng kẽm.
Con tinh hết sức phân trần, vạch tội lão chủ quán, rồi nói tiếp:
– Để tôi xin biếu ngài cái ống này, lúc về có thể lấy lại những của đã mất.
Hắn đưa ống ra và dặn:
– Cái ống này có phép làm cho bất kỳ bao nhiêu người cũng phải chống ngược lên trời nếu cầm ống chỉ lên không ba lần. Cho đến khi nào gõ xuống đất ba lần thì mọi sự trở lại như cũ.
doc-truyen-co-tich-chang-don-cui-va-con-tinh-4
Nghe bùi tai, chàng đốn củi lại dừng tay búa, cầm ống phép bắt con tinh phải chống đít lên trời xem thử, thấy quả nghiệm rồi mới ra về.
Đến chợ, chàng lại ghé vào quán cơm tươi cười hỏi mọi người:
– Các ông các bà có muốn chống chăng?
Vợ chồng lão chủ quán tưởng có món gì bở nên vội đáp:
– Cơm ăn no, trầu đầy đây, không chống để làm gì?
Lập tức cái ống mầu nhiệm đã bắt cả nhà lão chủ quán chống hai tay xuống đất, chân giơ lên trời không cụ cựa.
Chắc là lần này chàng đốn củi đã rõ mưu mô gian dối của mình nên cố tâm phạt mình với phép thuật thần dị, lão chủ quán van khóc hết lời. Hắn hứa trả lại mâm và ngựa để xin tha mạng. Anh chàng chỉ cần có mấy món bảo vật cũ, nên vui lòng làm phép tha cho cả nhà lão đứng dậy.
Khi châu đã về hợp phố, chàng phi ngựa nước đại trở về làng. Chàng không quên tiến vào đình thúc một hồi trống lớn mời làng như mấy lần trước. Thế rồi trước mặt quan viên và đồng dân thượng hạ, chàng đặt mâm xuống chiếu mời mọi người chia hàng ngồi vào.
Tiếng gõ mâm lúc này rất có hiệu quả. Cơm rượu và mọi thức ngon vật lạ tuôn ra đầy mâm đầy chiếu. Cả làng không đợi mời nhiều, ai nấy cắm đầu ăn uống mặc sức.
Ăn uống xong đâu đấy, chàng chỉ vào con ngựa và nói:
– Nếu quý cụ và mọi người vui lòng nhận một ít vàng tôi sẽ bảo con ngựa này làm ngay.
Không một người nào từ chối lòng tốt của chàng. Họ đứng ra hai hàng, mỗi người cầm một cái rá chực hứng phân ngựa. Quả nhiên, ngựa chạy đến đâu, người ta đổ xô nhau nhặt đến đấy vì họ thấy lấp lánh trên mặt đất bao nhiêu là vàng vung vãi.
Xong cuộc nhặt vàng, anh chàng giơ ống lên và hỏi:
– Bây giờ còn ống phép này, bà con ta ai muốn chống xin mời đứng về phía này.
Bấy giờ người đã no say lại được vàng giắt lưng, ai nấy chắc mẩm lại có món quà gì nữa, nên chẳng một ai từ chối. Ống vừa giơ lên, tất cả mọi người đều chổng đít lên trời, dù cố gắng thế nào cũng không buông xuống được.
doc-truyen-co-tich-chang-don-cui-va-con-tinh-5
Hôm ấy, không ngờ lại có lão trọc phú và con gái lão cũng có mặt ở đấy. Con gái lão là người đã làm cho chàng đốn củi chết mê chết mệt. Mọi ngày, tuy thấy anh nghèo khổ mà nàng vẫn tỏ lòng quyến luyến, những lúc chàng đến làm công cho lão trọc phú, hai bên từng có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò. Nhưng đối với lão thì đừng có hòng tính chuyện lấy nhau. Bây giờ đây, thấy lão van như vạc, chàng tới thỉnh cầu lão gả con gái cho mình. Lão gật. Thế là chiếc ống lại gõ xuống đất buông tha tất cả mọi người.
Rồi đó, anh chàng đốn củi lấy được vợ như ý muốn. Với ba món bảo bối, chàng đi khắp thiên hạ giúp đỡ những người nghèo khổ và trị tội những bọn tham lam độc ác.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Vàng Lấy Con Vua--Truyện Cổ Tích| Kho Truyện Hay

Vàng lấy con vua


Ngày xửa ngày xưa, có một em bé tên là Vàng, Vàng mới lên tám tuổi thì bố chết. Nhà nghèo, em phải theo mẹ đi làm thuê khắp đó đây. Quần quật suốt ngày mà mẹ con vẫn không đủ ăn. Những hôm mưa rét thấu xương cũng không được nghỉ. Nhiều bữa Vàng chỉ uống nước đi ngủ, còn dành một ít cơm nguội cho bà mẹ. Bà mẹ càng thương xót cho đứa con tội nghiệp của mình.

Ngày tháng qua đi, năm ấy Vàng đã lớn và mẹ Vàng cũng đã già yếu. Vàng một thân đi làm nuôi mẹ và nuôi mình. Thỉnh thoảng Vàng còn làm giúp hàng xóm. Tuy công việc nặng nhọc, bụng đói, nhưng ai nhờ việc gì Vàng đều cố sức làm đâu ra đấy. nét mặt lúc nào cũng vui vẻ. Vì vậy láng giềng ai cũng quý mến Vàng.

Tiếng lành đồn xa. Nhà vua biết tin Vàng làm ăn khéo, lại giỏi. Một hôm bèn cho lính đi gọi Vàng về lợp nhà cho mình. Vàng đến và trèo lên nhà ngay.

Trong khi dỡ mái xuống, chàng trông thấy phía dưới sân nhà một cô gái đang ngồi dệt vải. Vàng muốn biết mặt cô gái liền ngửa cổ nhìn lên, nhưng cô gái vẫn cúi mặt xuống tấm vải, tay đưa thoi. Vàng nghĩ ra một kế khác: lấy sợi lạt cứa vào tay mình cho chảy máu xuống tấm vải. Nhưng uổng công, cô gái vẫn thản nhiên đưa thoi. Vàng thấy không xong, càng nóng lòng bèn đánh bạo gọi:

- Cô ơi! Cho tôi xin miếng giẻ buộc chỗ đứt tay cho khỏi chảy máu.

Lần này cô gái đứng dậy đi tìm cái gậy và buộc miếng vải vào đầu gậy rồi từ từ giơ lên nóc nhà nhưng vẫn không hề nhìn Vàng. Thấy đầu gậy đã sát tay mình mà cô nàng không ngẩng mặt lên, Vàng lại giả vờ gọi:

- Cô ơi! Chua tới... chỗ này cơ mà!

Cô gái tưởng mình giơ lệch chỗ, mới ngửa mặt nhìn lên. Vàng thấy khuôn mặt xinh đẹp của cô gái hiện ra.

Tối hôm ấy, Vàng về nhà nói với mẹ:

- Mẹ ơi! Hôm nay con đi lợp nhà cho vua thấy con gái của vua xinh đẹp lắm. Mẹ đi hỏi cho con lấy cô ta làm vợ.

Bà mẹ nghe nói không khỏi ngạc nhiên. Một lát, bà thở dài:

- Mẹ con ta nghèo. Vua nào lại gả con gái cho con.

Nhưng Vàng cứ một mực van nài mẹ. Cuối cùng để chiều con trai, bà đi hỏi vua. Mẹ Vàng chưa nói hết lời, nhà vua đã nổi cơn lôi đình mắng vào mặt:

- Nhà ngươi láo thật. Dám đi hỏi con gái ta cho thằng khố rách áo ôm nhà mày ư? Lính đâu, đem mụ già vào cối giã.

Bọn lính răm rắp tuân theo. Mẹ Vàng bị một trận nhừ tử. Bà van lạy mãi nhà vua mới bằng lòng thả cho về.

Khi mẹ đi, Vàng ở nhà đứng ngồi không yên, bụng như có lửa đốt. Vàng hết ra trông lại vào ngóng. Thoáng thấy mẹ về, Vàng đã hỏi ngay:

- Mẹ ơi! Được chứ! Nhà vua đồng ý chưa?

Mẹ Vàng thở không ra hơi:

- Vợ con gì. Chưa nói hết lời, mẹ đã bị vua sai lính bỏ vào cối giã, lại còn chửi mắng. Con muốn lấy thì đi mà hỏi.

Ít lâu sau, Vàng lại đòi mẹ đi hỏi con gái vua cho mình. Thương con, mẹ Vàng lại đánh liều đi hỏi một lần nữa.

Khi bà già đến, nhà vua lần này không chửi mắng và sai lính bỏ vào cối giã như lần trước nữa, mà nói với mẹ Vàng:

- Nhà ngươi muốn công chúa ta làm con dâu thì về bảo con trai tìm cho ta một chum bọ chó và một cái chĩnh dái gà đem đến đây nộp thì ta mới gả công chúa cho.

Mẹ Vàng về nhà thuật lại cho con nghe. Vàng lập tức đi tìm khắp chốn, khắp nơi, nhưng không sao kiếm được một chum bọ chó và một chĩnh dái gà. Chàng buồn rầu khóc bên bờ suối. Bỗng một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên, hỏi:

- Làm sao cháu khóc?

Vàng thưa:

- Mẹ cháu đi hỏi con gái vua cho cháu, vua bảo phải tìm bằng đủ một chum bọ chó, một chĩnh dái gà thì vua mới gả. Cháu đi tìm khắp chốn nơi không được cháu buồn cháu khóc.

Cụ già nói:

- Không lo, cháu về trồng thật nhiều vừng đen và khoai sọ, đợi khi vừng chín, khoai sọ mập cũ, cháu gặt vừng đập lấy hột cho vào chum, rồi bắt mấy con bọ chó rắc lên trên, bịt kín miệng chum lại. Sau đó, cháu đào khoai sọ đem cạo vỏ luộc chín đổ vào chĩnh rồi bắt mấy con gà sống mổ thịt lấy dái nó để trên chĩnh khoai và bịt kín lại đem đi nộp vua.

Y lời, Vàng về nhà làm theo lời cụ dặn. Mấy tháng sau, vừng đã chín, khoai sọ cũng đầy đủ. Vàng làm đúng như lời cụ già và mang đến cho nhà vua.

Vua nhận được đồ lễ bèn mở ngay chum bọ chó nếm thử. Vua khen:

- Úi chao! Ngon quá! Thơm như vừng.

Rồi vua lại mở chĩnh dái gà ăn mấy miếng tấm tắc:

- Tuyệt! Tuyệt! Bùi như khoai sọ.

Ăn hết chum bọ chó và chĩnh dái gà, nhà vua trở mặt:

- Ngươi muốn làm rể ta à? Chưa đủ đâu! Ngươi phải đi kiếm một đôi gà tiên, một trống một mái đem về nộp cho ta thì lúc đó mới nói đến chuyện vợ con.

Vàng tức lắm. Nhưng đành phải đi tìm gà tiên. Được ba ngày, đi mỏi rời chân mà không thấy gà tiên đâu cả. Vàng ôm mặt khóc. Cụ già khi trước lại hiện lên hỏi:

- Làm sao cháu khóc?

Vàng đáp:

- Thưa cụ, vua bảo cháu phải đi tìm một đôi gà tiên, một trống, một mái tới nộp thì vua mới gả con gái cho. Cháu đi tìm ba ngày mà chẳng được.

Nói xong, Vàng lại ôm mặt khóc.

Cụ già bảo:

- Thôi, không khóc nữa. Gần nhà cháu có cái hang đá, bên trong có vợ chồng gà tiên. Hàng ngày cứ đến giờ ngọ, vợ chồng mới ra cửa hang. Gà chồng đứng một bên gáy, gà vợ đứng một bên nghe, cháu đến rình mà bắt. Gà gáy tiếng thứ nhất, chúng xê lại gần nhau, cháu đừng bắt, gáy tiếng thứ hai, chúng xích lại gần nhau hơn, cháu đừng bắt. Đến tiếng thứ ba, chúng sát lại bên nhau, cháu lại bắt cả đôi sẽ có gà tiên nộp vua.

Hôm sau, Vàng tìm đến hang đá ngồi rình. Đúng giờ ngọ bỗng cửa hang từ từ mở ra. Ga trống tiên, gà mái tiên đi ra, mỗi con đứng một bên cửa hang. Gà trống bệ vệ vươn cổ gáy tiếng thứ nhất, chúng xê lại gần nhau. Vàng vẫn ngồi yên. Gáy tiếng thứ hai, đôi gà xích vào nhau tí nữa. Vàng vẫn không nhúc nhích. Gáy tiếng thứ ba, gà trống, gà mái sát lại liền nhau. Lúc đó Vàng mới xông đến chộp lấy chân gà. Nhưng lạ thay, gà khoẻ vô cùng, chúng kéo tay Vàng vào hang, tức thì cửa đóng sập lại. Tay Vàng bị kẹp, đau quá cố rút ra, nhưng càng rút càng đau.

Qua một đêm, bà mẹ ở nhà không thấy con về sốt ruột quá bèn đi tìm. Đi mãi, đi mãi đến hang đá, bà thấy con nằm lăn ở cửa hang, bèn hỏi:

- Sao thế! Sao lại bị kẹp cả tay hả Vàng?

Vàng mếu máo đáp:

- Con tìm được gà tiên rồi. Nó lôi con vào, con vẫn túm chặt chân nó, bị kẹp... mẹ cứu con với!

Mẹ Vàng vừa thương vừa bực, trách con:

- Đấy mẹ đã bảo! Mình là con nhà nghèo ,à đòi lấy con vua. Lần trước vua bắt con nộp bọ, dái gà, lần này lại bắt nộp gà tiên đến nỗi mắc cạn khổ thế này.

Nói xong, bà túm lấy con kéo ra ngoài. Nhưng kéo thế nào cũng không ra. Bà tức quá nói tục một câu. Hang thần nghe không nhịn được, phì cười, cửa hang mở toang chốc lát, Vàng rút được tay, kéo cả đôi gà ra ngoài và trở về nộp vua.

Đến nhà vua, Vàng quỳ xuống mà rằng:

- Muôn tâu Hoàng thượng, thần đi tìm bọ chó, dái gà, gà tiên, con đã tìm đủ rồi, bây giờ vua cho thần được đón công chúa vua về ở với mẹ con thần.

Vua lại bảo:

- Đồ lễ cưới ngươi nộp đủ rồi. Bây giờ ngươi muốn đón vợ thì phải có nhà ở. Trong vùng này, có ông Thạch Long nhà to nhất, đẹp nhất, ngươi về làm được như thế thì hãy đến đây ta mới cho rước dâu.

Vàng lại quay về. Đến nhà Thạch Long, chàng lấy gậy đạp xung quanh nhà để đánh tiếng, Thạch Long nghe có người đạp vào nhà mình, chạy ra hỏi:

- Ai đập gì nhà tôi đấy?

Vàng đáp:

- Vua bảo tôi làm nhà to đẹp như nhà ông thì mới gả công chúa cho. Tôi đến thử đây.

Thạch Long nói:

- Cái hạng mày mà lấy được con vua thì tao nhường lại cái nhà này cho mày ở.

- Ông nói thật hay nói dối?

- Tao nói dối với cái thứ mày làm gì?

Vàng lấy cái đinh đóng vào cột rồi bảo Thạch Long: "Tu mi nam tử, nói thì phải như đnh đóng cột. Tôi đóng cái đinh này để làm chứng".

Vàng đi đến nhà vua xin đón vợ về nhà mới. Hàng xóm láng giềng rậm rịch theo sau, thổi kèn, đánh trống, chuyện trò vui vẻ. Đến nhà Thạch Long, Vàng gọi Thạch Long và bảo:

- Tôi đón dâu về rồi, ông dọn nhà đi nơi khác cho vợ chồng tôi ở.

Thạch Long mắng:

- Nhà của tao sao mày lại đuổi tao đi?

Vàng vặn lại:

- Hôm nọ ông nói gì với tôi. Đinh đóng cột còn kia. Ông ở được thì ông ở cái nhà này. Không nhổ được thì ông đi nơi khác.

Thạch Long cố hết sức nhổ nhưng không được, phải đi nơi khác.

Vàng đưa vợ về nhà Thạch Long, rồi cả hai vợ chồng cùng đi đón mẹ. Khi vợ Vàng đến, mẹ Vàng không tin, hỏi:

- Cô là ai mà đến đây đón tôi?

Vợ Vàng thưa:

- Con là con dâu của mẹ. Vợ chồng con về đón mẹ đến ở với chúng con.

Mẹ Vàng trông thấy Vàng mới tin, bèn theo hai con đi ở nhà mới. Từ đấy gia đình mẹ Vàng thêm một người con dâu biết dệt vải giỏi. Nàng cũng rất mực thương quý mẹ chồng.

Năm sua, có giặc vua nước bên sang cướp. Vàng được vua cha sai đi đánh. Chàng bàn cùng với quân lính lấy rơm bện hàng nghìn hàng vạn người giả đem cắm khắp ngả đường, chờ giặc. Giặc đến, thấy bên Vàng quân sĩ hăng hái, lại đông hàng nghìn, hàng vạn, bèn rút lui.

Nhà vua thấy con rể tài giỏi, làm giặc lui không phải đánh, liền nhường ngôi cho.

Từ đó dân bản yên ổn làm ăn. Vợ chồng Vàng sống hạnh phúc bên nhau.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Chiếc Áo Tàng Hình--Đọc Truyện Cổ Tích| Kho Truyện Hay

Chiếc áo tàng hình

Từ ngày được áo của Tiên cho, Triều mới biết đấy không phải là chiếc áo thường mà là một bảo vật, có phép làm cho người ta tàng hình.
Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề. Nhưng tính anh vốn hay thương người. Mỗi lần đánh được nhiều cá, anh thường đổi lấy gạo đem chu cấp cho những người túng thiếu mà anh gặp. Vì vậy người nghèo khổ trong vùng, ai cũng mến anh.
Ở Cao Bằng một thời gian, Triều lại dời sang đánh cá ở vùng Thái Nguyên. Ở đây, anh lại cứu giúp mọi người không tiếc sức. Một hôm, anh không được mẻ cá nào. Nhưng lúc về dọc đường, anh bỗng thấy một ông cụ đang nằm run rẩy dưới gốc cây. Động lòng thương, anh cởi ngay chiếc áo đang mặc đắp vào người ông cụ.

 truyen co tich: chiéc áo tàng hình - 1

Bẵng đi một dạo, một hôm anh đang buông chài giữa sông, bỗng nghe trên núi cao có tiếng đàn văng vẳng. Anh dừng lại nghe một cách say sưa. Qua ngày hôm sau, anh lại được nghe tiếng đàn trên núi như hôm qua. Hôm sau nữa, cũng từ trên ngọn núi cũ, tiếng đàn quen thuộc lại bay đến tai anh. Lấy làm lạ, anh vội thu xếp đồ nghề của mình, rồi tìm đường trèo lên núi, quyết tìm cho ra người gảy đàn. Lần theo tiếng đàn, anh vạch cỏ rẽ lau tiến bước. Cuối cùng, đến một bãi rộng, anh thấy một cụ già đang ngồi trên phiến đá. Ông cụ mải mê gảy đàn không biết có người tới gần. Triều nhận ra khuôn mặt cụ già này rất giống với ông cụ nằm ở gốc cây hôm nọ. Chờ cho bản đàn dứt hẳn, anh đến trước mặt hỏi:
- Thưa cụ, cụ là ai mà ngồi đánh đàn ở đây?
Ông cụ ngước mắt nhìn anh một cách âu yếm, rồi chỉ vào một phiến đá trước mặt, bảo:
- Ta ngồi đợi con đây! Con trèo núi có mệt lắm không? Con hãy ngồi xuống đây nghỉ một tí.
Triều đỡ chén nước ở tay ông cụ, đã nghe ông cụ hỏi:
- Con có nhớ ta không?
- Có - Triều đáp ngay - Cụ có phải là người nằm ở gốc cây đa đầu làng hôm nọ không?
- Đúng - Ông cụ trả lời - Hôm nọ, con đành chịu mình trần để nhường áo cho ta. Tấm lòng này thật là ít có. Nay ta muốn đền cho con một chiếc áo khác.
Nói xong, cụ cởi chiếc áo đang mặc quàng vào mình Triều rồi biến mất.
Từ ngày được áo của Tiên cho, Triều mới biết đấy không phải là chiếc áo thường mà là một bảo vật, có phép làm cho người ta tàng hình. Mỗi lần mặc áo, không một ai nhận ra có anh ở trước mặt. Triều mừng quá, từ đấy anh đi chu du khắp nơi. Anh thường mặc áo rồi tìm đến nhà bọn giàu có, đường hoàng đi vào tận buồng chúng, lấy gạo tiền cho những người nghèo. Anh kín đáo trị tội những kẻ bất lương, bạc ác. Có những người vì quá cơ cực đang nằm lả bên vệ đường mà thở than thì bỗng thấy có những quan tiền trước mặt. Có những tên quan đang nọc người ra đánh giữa công đường thì chính hắn bỗng bị quất vào lưng đau quằn lên, nhưng ngoảnh lại thì vẫn không hề tìm thấy ai. Nhiều sự việc giống nhau xảy ra, làm cho lời đồn đại lan khắp cả một vùng. Người lo, kẻ mừng, nhưng ai cũng tin rằng Trời Phật đã có con mắt.
Cứ như thế Triều đi khắp nơi và giúp đỡ người cùng khổ. Một hôm, anh tìm đến đất kinh kỳ. Mặc áo vào, anh tha hồ đi đó đây cho thoả mắt. Hết vào nhà bọn quyền quý, anh lại vào cung cấm là nơi từ xưa không một người nào như anh dám bước chân đến. Thấy người nghèo khó nhan nhản khắp phố phường, anh lẻn vào kho tàng nhà Vua lấy của ra phân phát cho họ. Vì thế kho công luôn luôn bị hao hụt, nhưng không một ai tìm ra thủ phạm cả. Trong khi đó thì khắp kinh đô đồn ầm lên rằng có một vị Tiên thường cứu giúp những người đói khổ và trừng trị những tên gian tà. Ở đâu Tiên cũng có mặt, nhưng lại không "xuất đầu lộ diện" bao giờ.
Về phía Triều, anh vẫn ngày ngày làm công việc cứu giúp dân nghèo, coi đây là phận sự của mình, mà không hề băn khoăn đến chuyện báo đáp. Anh đã làm cho bọn giàu sang xiết bao sợ hãi, lo lắng khi thấy tiền của chúng tự nhiên không cánh mà bay, mặc dầu trong nhà ngoài ngõ đều có người canh gác cẩn mật.
Nhưng một hôm, sau khi trừng trị một tên quyền quý ỷ thế đánh người, anh vội lẻn ra khỏi nhà hắn ngay vì thấy kẻ hầu người hạ của hắn nghe tiếng động đổ xô tới rất đông. Giữa lúc vội vàng, anh vướng vào một chiếc gai tre ở bờ giậu làm cho chiếc áo toạc mất một miếng. Sợ rằng để vậy có thể bị lộ nên anh đã dùng một mụn giẻ vá lại. Sau đó, hàng ngày anh lại vào kho nhà Vua tiếp tục phận sự của mình.
Từ ngày thấy kho luôn bị hao hụt, nhà Vua hết sức lo lắng. Vua hạ lệnh cho bọn quan coi kho phải tìm bắt cho kỳ được tên trộm bí mật, nếu không sẽ trị tội không tha. Bọn này nhiều phen cố sức rình mò nhưng chỉ hoài công vô ích. Tiền bạc trong kho cứ vơi dần mà chúng vẫn không tìm ra dấu vết gì đáng kể. Sau cùng, chúng sai thửa một kiểu bẫy lưới rất nhạy để chụp vào những nơi mà chúng nghi ngờ.

 truyen co tich: chiéc áo tàng hình - 2


Hôm ấy, bọn quan coi kho bỗng thấy có một con bươm bướm trắng ngoài cổng bay vào kho. Bướm bay đi dạo lại những đĩnh bạc trắng xoá, rồi bướm lại thủng thỉnh bay ra. Lập tức chúng chụp ngay lưới xuống chỗ có bướm. Và thế là Triều bị bắt. Chỉ vì miếng vải vá vào chiếc áo tàng hình khiến anh bị lộ. Bắt được Triều, bọn quan coi kho mừng lắm, liền giải anh lên Vua. Vua sai bỏ ngục để chờ xét xử.

- Nhà ngươi cần bao nhiêu binh mã?Hồi ấy, có ông Vua một nước láng giềng từ lâu vẫn nuôi ngầm mưu mô đánh chiếm nước ta. Giữa lúc Triều bị hạ ngục, thì hàng vạn binh mã của nước láng giềng cũng đang ùn ùn kéo sang. Nhà Vua đã cho quân đội ra chống giữ, nhưng đánh trận nào thua trận ấy, không sao ngăn cản được kẻ địch tiến như vũ bão. Tình hình bỗng trở nên nguy ngập. Tin cấp báo từ biên giới một ngày đưa về không biết bao nhiêu chuyến ngựa trạm, làm cho kinh đô nháo nhác. Nghe được tin này, Triều liền bảo quan coi ngục tâu Vua cho mình được đi dẹp giặc cứu nước. Nhà Vua mừng quá, vội sai tháo xiềng cho anh, và gọi anh đến hỏi:
- Tâu bệ hạ - anh đáp, chỉ cần một mình tôi cũng có thể đuổi được giặc dữ. Chỉ xin bệ hạ cho tôi một thanh gươm.
Vua liền cởi gươm của mình trao cho Triều và phong anh là Hộ quốc tướng quân, Vua còn ra lệnh cho quân đội phải tuân theo lệnh anh.
Trước ngày lên đường, những người nghèo khổ nghe tin anh được tha và phong tướng đi đánh giặc, đều tìm đến cảm ơn và tình nguyện đi theo. Triều cho sắp xếp thành đội ngũ và cùng kéo nhau lên đường.
Lúc đến vùng quân giặc đang chiếm đóng. Triều mặc ngay chiếc áo tàng hình vào người đi thẳng vào trại giặc. Chỉ một lát sau, anh chém chết tên chỉ huy toán quân tiên phong. Bọn giặc mất tướng như rắn không đầu, bỏ chạy tán loạn. Những người đi theo Triều chỉ việc chia nhau đón khắp các nẻo tóm cổ đưa về. Đến những trại khác của giặc, Triều cũng làm như vậy. Không bao lâu cả đội tiên phong tinh nhuệ của giặc bị tiêu diệt và bị bắt sống, không sót một tên. Các đội quân khác còn lại kinh hoàng, cho là bên phía Đại Việt có vị thần thiêng trợ chiến nên bao nhiêu tướng tài của mình đều bị chém đầu. Thấy quân sĩ ngã lòng, tên Vua láng giềng đành hạ lệnh rút lui. Từ đấy biên giới lại vô sự. Khắp nơi ai nấy ca ngợi công lao của Triều.
Lúc Triều kéo quân khải hoàn, Vua khen ngợi anh hết lời. Vua phong cho anh làm quan đại thần, cắt đất đai huyện cho anh ăn lộc, lại gả con gái cho anh làm vợ. Từ đấy người ta quen gọi anh là Quan Triều. Ngày nay ở Cao Bằng có đền thờ Quan Triều.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Ngọn Hải Đăng--Kho Truyện Hay

NGỌN HẢI ĐĂNG

"Đừng bao giờ rời mắt hay buông tay khỏi người mình yêu nhé. Bởi chỉ một tíc tắc thôi bạn có thể sẽ mất người mình yêu mãi mãi…”
----------------------------
Đêm nay biển vẫn không thôi gào thét, từng cơn sóng cao ngất đua nhau đổ ập xuống chân ngọn hải đăng như muốn quật ngã và cuốn trôi nó đi trong cơn cuồng nộ. Đã hai ngày rồi cơn bão vẫn chưa tan, hai ngày Thuyền chưa trở về và cũng hai ngày Hải Đăng chưa hề chợp mắt.

Đêm đầu tiên khi cơn bão về, lòng Hải Đăng cồn cào như lửa đốt. Nó gắng sức soi sáng khắp nơi, lòng thầm mong Thuyền đừng về đêm nay. Tim nó cứ đau thắt lại vì lo lắng.. có khi nào ngoài khơi xa kia, nơi những ánh chớp đang thi nhau lóe lên cắt dọc ngang bầu trời, nơi nó chẳng thể nào soi sáng tới được, Thuyền đang phải một mình vật lộn trong cơn giông bão…

Rồi ngày sang, những lo lắng trong lòng Hải Đăng như những mũi kim đâm vào tim nó. Nó chẳng thể làm được gì, chỉ biết hướng mắt đau đáu nhìn ra xa…Ngày nặng nề và chậm chạp đi qua mà vẫn chẳng thấy bóng Thuyền về. Hình ảnh Thuyền không lúc nào không trong suy nghĩ của Hải Đăng, nó tự an ủi mình rằng “Có lẽ Thuyền đã tìm được một nơi tránh bão”
Màn đêm lại buông xuống, bão vẫn chưa tan. Hải Đăng tạm yên lòng với ý nghĩ giờ này Thuyền chắc đang an toàn ở một bến neo đậu nào đó. Rồi bất chợt nó nhớ ra đã hai ngày trôi qua nó chưa hề chợp mắt. Hai ngày phải gống mình trong cơn bão, lo lắng và mệt mỏi… trời cũng sắp sáng rồi, nó từ từ khép mắt rồi thiếp đi bỏ mặc bóng tối và cơn bão…
Một ngày mới lại sang, Hải đăng tỉnh dậy thấy mặt trời đang lên. Cơn bão đã tan, biển lại xanh trong và yên bình đến lạ. “Bão tan rồi, hôm nay Thuyền sẽ lại về với nó ” Ý nghĩ đó khiến nó vui vẻ nhìn ra phía chân trời – nơi đầu tiên nó sẽ thấy một chấm nhỏ thân quen, rồi cánh buồm, rồi sẽ là Thuyền mà nó yêu thương. Thuyền sẽ đậu bên nó, kể cho nó nghe về cuộc hành trình trong những ngày chúng phải xa nhau
Mặt trời đã lên cao.. Sao vẫn chưa thấy bóng Thuyền về?
Hoàng hôn bắt đầu xuống rồi…
“Đêm nay Thuyền sẽ về, chắc cơn bão khiến Thuyền mệt mỏi chút thôi nên ko thể chạy nhanh được” Bóng tối buông xuống là lúc Hải Đăng bắt đầu chiếu sáng khắp bãi biển. Thuyển sẽ vui lắm bởi Thuyền sẽ được nhìn thấy Hải Đăng trước. Đó vốn là điều mà Thuyền luôn ganh tị với Hải Đăng đấy thôi. Nó mỉm cười một mình và chờ đợi, có một điều mà nó biết chắc đó là Thuyền sẽ về bên nó ngay khi có thể…
Mặt trời lại lên bỏ lại sau đôi mắt mệt mỏi của Hải Đăng một đêm dài đằng đẵng:
“Tại sao Thuyền vẫn chưa về ?”
“Có lẽ trục trặc gì đó do cơn bão khiến Thuyền chậm chễ đấy thôi” Hải Đăng lại tự an ủi lòng mình, mắt vẫn ko ngừng dõi về phía chân trời
Rồi lại một đêm qua..ngày lại tới…
“Tại sao Thuyền vẫn chưa về…?”
“Có lẽ…”
“Có lẽ…”

“Tại sao Thuyền vẫn chưa về…”

Một tuần…một tháng…một năm… rồi bao nhiêu ngày trôi qua Hải Đăng cũng không nhớ nữa… Có lẽ nào Thuyền đang ở bên một ngọn hải đăng nào đó… Có lẽ nào Thuyền đang đậu yên ở một bến cảng nào đó… Có lẽ nào tại nó chẳng thể cùng Thuyền đi xa… Có lẽ nào… Hải Đăng chẳng thể tìm được điều gì để tự an ủi hay hỏi mình nữa… Ngày tháng cứ đi qua và đôi mắt nó luôn nhìn ra xa chờ đợi mà chưa một lần ngơi nghỉ.
“Tại sao Thuyền vẫn chưa về…”

Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, những nhớ mong dằn vặt khiến Hải Đăng ngày một héo hon tiều tụy. Những nắng mưa, gió bão làm cho nó ngày một già cỗi và kiệt sức… Rồi một ngày kia chẳng còn sức lực đứng vững nữa, nó đổ ập xuống trong một cơn giông.
“Tại sao Thuyền không về?”
Tặng câu chuyện này cho tất cả những ai đang yêu và sẽ yêu: “Bạn đừng bao giờ rời mắt hay buông tay khỏi người mình yêu nhé. Bởi chỉ một tíc tắc thôi bạn có thể sẽ mất người mình yêu mãi mãi…”
Khi Ngã xuống Hải Đăng mới đau đớn nhận ra xác Thuyền tự bao giờ đã nằm ngay cạnh nó. Giờ đây nó mới biết rằng nó có thể chiếu sáng cả bãi biển, có thể nhìn ra rất xa nhưng chẳng thể nào chiếu sáng hay nhìn xuống được chân mình. Và khi xa nhau, nó mong ngóng Thuyền nhiều thế nào thì Thuyền cũng mong được nhanh chóng trở về bên nó nhiều như thế dù giữa chúng là những cơn giông bão.
Giá như đêm đó Hải Đăng đừng ngủ quên…

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Ký Ức Tuổi Thơ--Kho Truyện Hay

KÝ ỨC TUỔI THƠ

Tui là đứa luôn hoài niệm về những tháng ngày tươi đẹp thuở ấu thơ. Và hôm nay, tui quyết định ngồi lục tung ký ức êm đềm của ngày xưa để mà nhớ, để mà cười...


Nhớ hồi nhỏ tui rất khoái đốt pháo mặc dù tui là đứa trùm sợ pháo. Một tay cầm viên pháo tiểu, Một tay cầm cây nhang, hai tay run bây bẩy, châm pháo mà cảm giác như mình sắp bị bom mìn nổ banh xác vậy! Thế mà vẫn khoái. Hồi ấy khoái nhất là ở xóm có đám cưới, người ta đốt pháo xong là cả bọn trẻ nít nhào vô lượm pháo lép rồi ra mảnh đất trống thi nhau đốt pháo. Đêm Giao Thừa, xen giữa mùi khói nhang, mùi bánh trái còn có cả mùi thuốc pháo, tiếng pháo đì đoàng báo hiệu một năm mới lại vừa sang.
Không hiểu sao dạo này tui thích nghe nhạc Xuân. Người yêu bảo "Mới có đầu tháng Tám mà anh đã nôn Tết rồi hả anh?". Bảo nôn tết thì cũng không đúng vì tết nay có vui bằng tết xưa nữa đâu mà nôn với chả mong. Tết xưa vui lắm! Nhà nghèo nên tết đến đồng nghĩa với việc tôi sẽ có được những điều mà ngày thường tôi không có. Có tiền lì xì, có bộ quần áo mới, được ăn dưa hấu, được ăn vú sữa, được ăn hột vịt hộn. Mới hai mươi mấy tháng Chạp mà không khí tết đã rần rần thiệt là khó tả. Cởi trần xách cái thau ra mương vườn tắm mà cảm nhận được mùi nước mương dường như cũng có mùi Tết thì phải.
Ngày ấy tui và nhỏ Thu chơi thân với nhau, đi tắm ngoài sau vườn tui cũng rủ nó theo. Có khi nó chỉ ngồi trên gốc nhãn nhìn tui tắm, thỉnh thoảng hai đứa lại ca nghêu ngao những bài hát thiếu nhi quen thuộc. Ngày trước, chương trình chiếu tết trên tivi hay hơn ngày thường nhiều lắm. Ta nói coi mút mùa Lệ Thuỷ mà vẫn không thấy chán. Còn bây giờ đủ đầy quá, thừa mứa quá nên bỗng dưng thấy ngày Tết cũng như ngày thường mà đôi khi còn mệt hơn nữa ấy chứ. Ước gì mình mãi là trẻ con, ước gì được quay trở lại những ngày tháng cũ.
Nhớ hồi ấy tôi mê chơi điện tử lắm. Đầu tiên là cái máy chơi điện tử xài bằng hai cục pin Con Ó với những trò xếp hình, lái máy bay,... Thằng Bình ở xóm trong là cái đứa đầu tiên trong xóm có được cái máy đáng mơ ước ấy. Nó cho tui chơi chừng vài phút là giựt lại. Tui tất tả chạy về khóc bù lu bù loa với má. Để rồi 1 lần má đi Sài Gòn vì muốn mua cái máy điện tử cho con trai mà bị lạc xe. Lần ấy tui khóc muốn ngập Đồng Tháp vì tưởng đâu đã mất má mãi mãi. Hồi ấy, mỗi khi tết đến (lại là tết xưa) tôi được lên nhà má nuôi ở đình Tân Phú Trung để chơi với anh Dũng, chị Gái.

Anh Dũng thường dẫn tui đi chơi điện tử bằng đầu băng với những trò contra, song long, ăn nấm. Ôi cha ơi tôi ghiền không thể tả. Tôi nhớ như in tôi đã từng có cái mơ ước kỳ cục là nếu tui có được cái máy điện tử đầu băng thì tui sẽ chấp nhận giảm thọ 10 năm. Thiệt là khùng hết biết. chị Gái thường mua bánh cho tui ăn, dẫn tui vô đình Tân Phú Trung chơi. Người ta đồn đình này linh lắm nên mỗi khi vô đình tui cứ cúi gầm mặt xuống.
Ngày xưa, tui bệnh tật triền miên nên má nuôi thỉnh 1 cái sợi bùa đỏ đỏ của đình cho tui đeo trên cổ, nhìn cũng thời trang lắm chứ bộ. Má nuôi của tui mất rồi. Má nhậu xỉn, uống thuốc tự tử. Từ ngày má mất thì tui cũng ít còn liên lạc với anh Dũng và chị Gái. Vì ai cũng đã có gia đình riêng, công việc của riêng mình. Song những gì mà tôi đã từng trải qua với anh chị tui sẽ không bao giờ quên được. Cảm ơn má nuôi về cái tên Dũng Em mà má đã đặt cho con và sẽ theo con đến suốt cuộc đời này.
Nhớ hồi nhỏ, sáng sáng lại nghe cô Bảy nhà kế bên rao "bắp hông, bắp hông...". Món bắp hầm của cô Bảy ngon đến mức không giấy mực nào có thể diển tả được. Chỉ là bắp hầm rồi cho một ít đường, mè, dừa khô nạo,... mà sao ngon đến lạ. Ký ức tuổi thơ tui đã quen với tiếng rao của cô cùng chiếc xuồng bé tẹo cô ngồi khẳm cả đầu lái. Giờ thì cô Bảy đã yếu hơn nhiều sau cơn bạo bệnh, cô đã nghỉ nghề bắp từ lâu và ra sống cùng vợ chồng con trai ở ngoài đồn điền cao su tận ngoài Tây Ninh.
Nhớ hồi nhỏ nhà bà năm Thứ bán bánh tằm. Bánh tằm do bà tự làm ra nhưng trong ký ức mờ nhạt của tuổi thơ tui không tài nào nhớ nỗi bà đã làm như thế nào để cho ra sợi bánh tằm thành phẩm. Chỉ nhớ rằng ngoài món bánh tằm bà còn bán hạt sen khô cho tụi trẻ con. Mỗi lần ăn muốn mẻ răng nhưng mà vẫn khoái.
Nhớ hồi nhỏ, đi học tui toàn lội bộ, trường học cách nhà hơn 2 cây số chứ ít ỏi gì. Không bao giờ tui chọn đi đường chính, toàn đi đường ruộng, đường vòng, đường tắt. Trên đường về chúng tôi thường ghé đục Bà Búa hái trâm ăn, buồn buồn cởi truồng nhảy xuống kênh thuỷ lợi tắm, lúc thì trèo cây lấy tổ chim, lúc chơi trò cá sấu lên bờ. Có hôm mải mê chơi má kiếm về đánh cho nát mông mà vẫn không tởm, vài hôm sau thì đâu lại vào đấy.
Ngồi nhắc chuyện xưa chắc nhắc hoài nhắc miết vẫn không bao giờ hết.Và thật hạnh phúc biết bao khi tui có được một tuổi thở quá đỗi tuyệt vời để mỗi khi buồn lại leo lên chuyến tàu không có người soát vé trở ngược thời gian tìm lại ký ức ngọt ngào.

 
Blogger Templates